Giáo hoàng Francis qua đời vì đột quỵ và suy tim

Phương Anh (Nguồn: Guardian, Politico ) | 22/04/2025, 08:20

Theo Vatican, Giáo hoàng Francis qua đời sáng 21/4 tại căn hộ ở Casa Santa Marta, Vatican, vì đột quỵ và suy tim.

Theo tuyên bố của Vatican, ông bị đột quỵ dẫn đến suy tim.

Trong di chúc, Giáo hoàng Francis yêu cầu được an táng giản dị, không cầu kỳ tại nhà thờ Santa Maria Maggiore ở khu phố Esquilino, Rome, thay vì bên dưới Vương cung thánh đường Thánh Peter. Ông muốn mộ phần chỉ khắc tên “Franciscus” bằng tiếng Latin. Quan tài của ông được đặt tại nhà nguyện Casa Santa Marta và sẽ được đưa đến nhà thờ Thánh Peter vào sáng 23/4 để công chúng đến viếng. Lễ tang dự kiến diễn ra trong 4-6 ngày tới.

Giáo hoàng Francis, người được hàng triệu tín đồ Công giáo trên toàn thế giới yêu mến, qua đời sáng 21/4 tại căn hộ ở Casa Santa Marta, Vatican, hưởng thọ 88 tuổi.
Giáo hoàng Francis, người được hàng triệu tín đồ Công giáo trên toàn thế giới yêu mến, qua đời sáng 21/4 tại căn hộ ở Casa Santa Marta, Vatican, hưởng thọ 88 tuổi.

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ tham dự tang lễ của Giáo hoàng Francis trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Ông viết: "Melania (Đệ nhất phu nhân) và tôi sẽ đến dự tang lễ của Giáo hoàng Francis tại Rome. Chúng tôi mong muốn được ở đó!"

Vatican vẫn chưa công bố ngày tổ chức tang lễ. Vài giờ trước khi qua đời, Francis có cuộc gặp ngắn vào sáng 20/4 với Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, một người mới cải đạo sang Công giáo.

Trong hơn một thập kỷ, Giáo hoàng Francis nổi bật với hình ảnh khiêm nhường và phong cách giản dị. Ông từ chối sự xa hoa, chọn sống trong nhà khách, mặc áo choàng đơn giản, đi xe hơi bình dân và đeo đồng hồ nhựa. Từ khi được bầu vào năm 2013, Francis thể hiện khát vọng xây dựng “một Giáo hội cho người nghèo".

Ông đặc biệt nhấn mạnh công lý xã hội, lên án bất công kinh tế, lòng tham của các tập đoàn và kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Ông nhấn mạnh lòng trắc ẩn với người tị nạn và những người bị gạt ra bên lề xã hội.

Đức Francis là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Latinh, tu sĩ Dòng Tên đầu tiên giữ vị trí này và là người ngoài châu Âu đầu tiên làm giáo hoàng trong hơn 1.300 năm. Tuy nhiên, những cải cách và quan điểm mở của ông vấp phải sự phản đối dữ dội từ giới bảo thủ, đặc biệt là việc ông mở cửa với cộng đồng LGBT, chấp thuận ban phước lành có điều kiện cho các cặp đôi đồng giới và hạn chế Thánh lễ La tinh truyền thống.

Năm 2023, sau khi Giáo hoàng Benedict XVI qua đời, Giáo hoàng Francis cắt giảm đặc quyền của Hồng y Raymond Burke – một người chỉ trích ông gay gắt. Ông cũng sa thải Giám mục Joseph E. Strickland, một tiếng nói bảo thủ tại Mỹ, vì từ chối từ chức.

Francis từng phải nhập viện 38 ngày vì viêm phổi kép và mắc nhiều bệnh mãn tính như giãn phế quản, cao huyết áp, tiểu đường. Dù sức khỏe suy yếu, ông vẫn tiếp tục công việc mục vụ đến phút cuối, bao gồm các cuộc gọi đêm đến giáo dân ở Gaza và các chuyến công du quốc tế.

Một trong những thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ của Giáo hoàng Francis là cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội. Ông từng bị chỉ trích vì phản ứng chậm, nhưng đã đưa ra các biện pháp quyết liệt hơn người tiền nhiệm, bao gồm yêu cầu các tu sĩ báo cáo lạm dụng và bảo vệ người tố cáo.

Bài liên quan
Những dấu ấn đáng chú ý Giáo hoàng Francis
Trong suốt quá trình chủ trì Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Francis đã mang lại nhiều cải cách đáng chú ý.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc miễn học phí cho học sinh công lập
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội miễn học phí cho học sinh mầm non, phổ thông công lập từ năm học 2025-2026.
Mới nhất