Đại học Quốc gia Hà Nội đưa AI thành môn học bắt buộc từ 2025

Hà Cường | 13/05/2025, 13:50

Từ năm học 2025 - 2026, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa học phần về công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy ở tất cả các trường thành viên.

Theo kế hoạch, học phần “Nhập môn công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo” sẽ dạy cho toàn bộ sinh viên năm nhất từ tháng 9/2025, dưới hình thức đào tạo trực tuyến toàn phần.

"Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn cầu, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là lựa chọn, mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối sinh viên", nhà trường thông tin thêm.

Học phần gồm 3 tín chỉ, theo kết cấu mô-đun, gồm các cấu phần bắt buộc và tự chọn phù hợp các lĩnh lực đào tạo khác nhau như: Tự nhiên, Kỹ thuật - Công nghệ, Khoa học xã hội và Nhân văn, Kinh tế - Luật, Ngoại ngữ và Khoa học giáo dục…

Đại học Quốc gia Hà Nội đưa AI thành môn học bắt buộc từ 2025. (Ảnh minh hoạ: VNU)
Đại học Quốc gia Hà Nội đưa AI thành môn học bắt buộc từ 2025. (Ảnh minh hoạ: VNU)

Học phần cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản, làm tiền đề để sinh viên tiếp thu các học phần chuyên sâu về công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực chuyên môn của ngành đào tạo.

Học phần “Nhập môn công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo” cũng tập trung vào các nội dung cập nhật, tiệm cận với khung năng lực số của các nước trên thế giới như: khai thác dữ liệu, giao tiếp số, sáng tạo trong môi trường số, an toàn số, khai thác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.

Học phần đặt mục tiêu trang bị cho sinh viên tư duy độc lập sáng tạo, không lệ thuộc vào trí tuệ nhân tạo đối với sinh viên - thế hệ tri thức trẻ, nguồn nhân lực trẻ, đồng thời đảm bảo liêm chính học thuật và vấn đề đạo đức, trách nhiệm trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh hơn 20.285 sinh viên đại học chính quy cho 12 trường thành viên, tăng 2.285 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trong đó, trường Đại học Công nghệ được giao chỉ tiêu tuyển sinh nhiều nhất với 3.900 chỉ tiêu (tăng 940 chỉ tiêu).

Tiếp đến là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với 2.650 chỉ tiêu (tăng 350 chỉ tiêu); trường Đại học Kinh tế 2.500 chỉ tiêu (tăng 150 chỉ tiêu) và trường Đại học Ngoại ngữ 2.400 chỉ tiêu (tăng 400 chỉ tiêu).

Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng giao tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học, 810 chỉ tiêu bằng kép cho một số cơ sở đào tạo.

Mức sàn nhận hồ sơ xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 là 20 điểm với tất cả tổ hợp.

Hà Cường
Bài liên quan
Phát triển nguồn lực và ký kết hợp tác về đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo (AI)
VOVLIVE - Sáng ngày 24 tháng 6 năm 2025 tại Đài tiếng Nói Việt Nam - 58 Quán Sứ, đã diễn ra hội thảo “Phát triển nguồn lực và lễ ký kết hợp tác về đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo (AI)” với sự tham gia của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, các chuyên gia công nghệ, lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện các trường đại học, đơn vị ươm tạo, quỹ đầu tư, cùng đông đảo các phóng viên, sinh viên từ các lĩnh vực truyền thông, kinh doanh và công nghệ.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư Tô Lâm khảo sát mô hình chính quyền hai cấp tại TP. Hồ Chí Minh
VOVLIVE - Chiều nay (29/6), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp đi khảo sát thực tế mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại phường Xuân Hòa và xã Tân Vĩnh Lộc, trước thềm vận hành phường, xã mới. Cùng đi với Tổng Bí thư có Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.
  • Xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt 94,7%
    VOVLIVE - Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo tại Phiên họp thứ năm của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho biết: Cả nước đã có 38/63 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng, tăng 23 địa phương so với Phiên họp thứ tư.
  • Trung Quốc ứng phó lũ khẩn cấp: 40.000 người sơ tán, 13 sông vượt mức báo động
    VOVLIVE - Trung Quốc ứng phó khẩn cấp lũ lụt ở Quý Châu khiến hơn 40.000 người dân phải sơ tán, mực nước nhiều sông lên mức báo động.
  • Kỳ thi THPT 2025: Đổi mới giáo dục nhưng cần cân đối giữa dạy - học - thi
    VOVLIVE - Kỳ thi năm nay đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, khi hơn 1 triệu thí sinh lần đầu dự thi theo Chương trình GDPT 2018. Đề thi được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực. Tuy vậy, sau kỳ thi cũng đặt ra những bài toán về sự đồng bộ giữa đổi mới thi cử với điều kiện dạy - học và yêu cầu bảo đảm công bằng trong xét tuyển.
Mới nhất