COVID-19 là bệnh nghề nghiệp, phòng dịch sẽ thay đổi thế nào?

15/02/2023, 10:20

Thông tin Bộ Y tế bổ sung COVD-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp và được hưởng Bảo hiểm xã hội thu hút sự chú ý của dư luận.

Sự thay đổi này sẽ tác động thế nào đến những cán bộ tuyến đầu chống dịch; hiệu quả công tác phòng dịch sẽ được thay đổi ra sao? Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế xung quanh nội dung này.

- Mới đây, Bộ Y tế bổ sung COVID- 19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp và sẽ được thanh toán bảo hiểm xã hội. Ông đánh giá thế nào về sự thay đổi này?

Đưa COVID-19 vào bệnh nghề nghiệp là hoàn toàn chính xác vì đây là bệnh lây nhiễm; những người làm nghề có thể bị nhiễm. Thực tế trong thời gian qua nhiều cán bộ y tế hoặc những cán bộ tham gia vào việc phòng, chống dịch bị nhiễm COVID-19, gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí có cả trường hợp tử vong.

Hiện nay cũng có trường hợp hậu COVID-19, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên cần đưa vào để giải quyết những chính sách, quyền lợi của những người làm nghề hoặc những người có tham gia.

COVID-19 là bệnh nghề nghiệp, phòng dịch sẽ thay đổi thế nào? - 1

Việc Bộ Y tế bổ sung COVD-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp và được hưởng Bảo hiểm xã hội theo Thông tư 02 mới ban hành, có hiệu lực từ 01/4 tới đã thu hút sự chú ý của dư luận.

- Theo ông, việc bổ sung COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp và được thanh toán bảo hiểm y tế sẽ có tác động thế nào đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch?

Hiệu quả công tác phòng chống dịch phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng chắc chắn rằng đây là quyền lợi của những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì họ phải được hưởng. Tất nhiên nó có những tác dụng nhất định trong công tác đó nhưng phải có đánh giá.

Đây là quyền lợi của người ta và đó là hoàn toàn đúng. Ví dụ người lao động làm hầm mỏ bị bệnh phổi silic; rồi bị bệnh điếc nghề nghiệp là tiếng ồn. Còn y tế là làm việc trong môi trường lây nhiễm, người ta được hưởng cái phòng, chống bệnh nghề nghiệp trong môi trường lây nhiễm, chẳng hạn chăm sóc, khám, chữa bệnh y tế, chứ còn bệnh nghề nghiệp thì khác, đi đôi với nhiều cái quyền lợi khác, như có thể bị ảnh hưởng lâu dài vể sức khỏe quyền giải quyết chế độ nghỉ hưu trước thời hạn chẳng hạn.

- Với thay đổi này thì chính sách phòng chống dịch COVID-19 sẽ thay đổi ra sao?

Đây là đưa vào bảo hiểm, là bệnh nghề nghiệp đối với những người quy định, những đối tượng được hưởng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp chứ không phải là áp dụng cho người dân.

Các biện pháp phòng chống thì vẫn phải tuân thủ tất cả các biện pháp phòng chống một cách nghiêm ngặt để không bị lây nhiễm, trong y tế thì như thế , tại cơ sở y tế ra sao, khi làm nhiệm vụ như thế nào, cũng như cộng đồng thế nào… Còn tất nhiên đấy là việc không may bị nhiễm trong quá trình phát hiện thôi. Đây là vấn đề bảo vệ quyền lợi cho những người làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm.

PV: Xin cảm ơn ông!

Quách Đồng(VOV-Giao thông)

Bài liên quan
Tiền Giang: Truy tố nhiều cựu cán bộ CDC nhận tiền "lại quả" từ công ty Việt Á
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Ngọc Chơn khi làm Giám đốc CDC Tiền Giang đã chỉ đạo việc ứng trước test xét nghiệm để sử dụng và hợp thức hóa hồ sơ thầu nhằm cho Công ty Việt Á trúng thầu sai quy định và được nhận "lại quả" với số tiền 450 triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
Sáng nay (30/4), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông, tôn vinh những chiến công bất tử, tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của thế hệ cha anh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
  • Đèo Pha Đin ngày ấy, bây giờ
    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đèo Pha Đin huyền thoại đã in dấu chân của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong trên hành trình tiếp vận vũ khí, lương thực, thực phẩm cho bộ đội ta nơi tiền tuyến.
  • Mít tinh kỷ niệm 49 năm giải phóng quần đảo Trường Sa
    Cách đây 49 năm, trong không khí hào hùng tiến về Sài Gòn, với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”, các chiến sỹ quân chủng Hải quân đã tranh thủ thời cơ, bất ngờ tấn công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
  • Cận cảnh trận địa pháo hoa ở TP.HCM sẵn sàng khai hỏa mừng ngày 30/4
    Tại công viên hầm vượt sông Sài Gòn, lực lượng chức năng lắp đặt xong 1.500 quả pháo tầm cao cùng 30 giàn pháo hoa tầm thấp sẵn sàng khai hỏa vào 21h hôm nay.
Mới nhất