Chuyên gia lý giải vì sao Ukraine không thể bắn hạ tên lửa Kinzhal bằng Patriot

Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch) Theo Sputnik | 11/05/2023, 09:42

Kinzhal có khả năng bay với tốc độ ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh, điều đó giúp tên lửa này gần như không thể bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ hiện nay.

Không thể bắn hạ tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal của Nga bằng hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) Patriot MIM-104 do Mỹ sản xuất, chuyên gia quân sự Nga Alexey Leonkov nhận định, bác bỏ những tuyên bố gần đây của Kiev.

Ông giải thích rằng, radar của SAM không thể theo dõi Kinzhal do hạn chế về tốc độ đối với mục tiêu bị đánh chặn chỉ tới Mach 3.

“Khi Ukraine sử dụng tên lửa Patriot để đánh chặn, họ không thể chỉ định mục tiêu cho bất kỳ thứ gì bay nhanh hơn tốc độ Mach 3. Trong trường hợp tên lửa Patriot bay theo đuổi Kinzhal, tên lửa đánh chặn phải bay nhanh hơn ít nhất 1,5 lần so với tên lửa siêu thanh của Nga”, chuyên gia Leonkov phân tích.

Bình luận của ông Leonkov được đưa ra sau khi người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat thừa nhận rằng kho vũ khí chiến đấu của Kiev không đủ để chống lại tên lửa Kinzhal.

“Có rất ít vũ khí trong kho của Ukraine có khả năng bắn hạ tên lửa Kh-47 Kinzhal. Patriot chưa bao giờ hoạt động với loại mục tiêu như Kh-47, đó là lý do tại sao còn quá sớm để vui mừng”, ông Ignat nói khi thừa nhận báo cáo về việc hệ thống phòng không do Mỹ sản xuất bắn hạ tên lửa siêu thanh của Nga.

Trong một tuyên bố trên Twitter, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov nói rằng: “Nhờ có hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, một tên lửa Kinzhal của Nga đã bị bắn hạ”. Ông thậm chí còn tuyên bố: “với sự hỗ trợ của những người bạn của chúng tôi, điều không thể trở thành có thể”.

Khi được đề nghị bình luận về thông tin Ukraine tuyên bố đánh chặn thành công tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga, Người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder hôm 9/5 cho biết: “Tôi có thể xác nhận rằng Ukraine đã bắn hạ một tên lửa Nga bằng hệ thống phòng thủ Patriot. Tổ hợp này nằm trong những khí tài phòng không được Mỹ và đồng minh cung cấp cho Ukraine”.

Kh-47M2 Kinzhal (NATO gọi là Killjoy) là tên lửa đạn đạo siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga, tầm bắn hơn 2.000 km. Kh-47 có khả năng di chuyển ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh, hay Mach 5.

Tên lửa có thể đạt tốc độ tối đa Mach 10 (12.250 km/h). Nhờ quỹ đạo bay phức tạp và tốc độ rất cao, tên lửa Kinzhal gần như không thể bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ hiện nay.

Với khả năng cơ động tiên tiến, độ chính xác cao và tốc độ siêu thanh, một số nguồn tin gọi Kinzhal là “sát thủ tàu sân bay” do khả năng vô hiệu hóa hoặc thậm chí có thể đánh chìm một tàu sân bay 100.000 tấn chỉ bằng một đòn tấn công.

Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa Kinzhal hồi tháng 3/2022, khi tấn công một kho vũ khí lớn ở tỉnh Ivano-Frankivsk, miền tây Ukraine./.

Bài liên quan
Chuyện đơn vị nữ phòng không Ukraine đối chọi với UAV Nga
Xung đột Nga - Ukraine càng khốc liệt và kéo dài thì Ukraine càng hao tổn nhân lực, thiếu quân và thiếu nam giới trầm trọng. Trong bối cảnh đó Ukraine phải bổ sung phụ nữ vào các đơn vị tự vệ phòng không chuyên đối đầu với UAV của Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất