Trong khi người ta nói nhiều về cơn đau tim, đột quỵ - nguyên nhân chính gây tàn tật và tử vong trên toàn thế giới, nhưng không được thảo luận đủ. Theo Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật, chấn thương và các yếu tố rủi ro toàn cầu (GBD), đã có sự gia tăng đáng kể về số ca đột quỵ mới, tổng số ca đột quỵ, tử vong do đột quỵ và các chỉ số khuyết tật từ năm 1990 đến nay.
Dấu hiệu đột quỵ não ít người biết
Thay đổi thị giác, thay đổi dáng đi, thay đổi trạng thái tinh thần, co giật, ngất, chóng mặt là một số triệu chứng đột quỵ không điển hình có thể xảy ra nhưng lại bị bỏ qua. Do đó, chúng ta nên lưu ý các dấu hiệu đột quỵ không phổ biến như nhìn mờ, khó đi lại, nhức đầu dữ dội và lú lẫn đột ngột với lời nói không mạch lạc, mặt rũ xuống, yếu và tê cánh tay.
Một bệnh nhân đột quỵ có thể được cứu nếu những người xung quanh họ nhận thức được các triệu chứng và hành động nhanh chóng.
Chấn thương đầu có thể gây đột quỵ?
Một số nghiên cứu chia sẻ rằng một vết thương ở đầu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của một người. Chuyên gia sức khỏe giải thích rằng, chấn động não là một loại chấn thương tác động vào vùng đầu, gián tiếp gây ảnh hưởng đến não. Điều này dẫn đến tổn thương não và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Chấn thương sọ não dẫn đến tổn thương mạch máu khiến chúng dễ bị đông máu hoặc vỡ và do đó nguy cơ đột quỵ cao hơn sau chấn thương.
Làm gì với bệnh nhân đột quỵ
Việc điều trị chấn thương đầu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Chấn thương nhẹ thường không cần điều trị, nhưng điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu cần được chăm sóc y tế. Trong trường hợp chảy máu, cố gắng cầm máu bằng vải sạch. Cho bệnh nhân cúi người về phía trước, hoặc nghiêng đầu sang một bên nếu bệnh nhân nôn. Bạn hãy chắc chắn rằng bệnh nhân không di chuyển đầu và cổ sau khi bị thương và giữ cho nó ổn định. Trong 48 giờ đầu sau khi bị thương, bạn nên nhờ ai đó bên cạnh gọi y tế hỗ trợ. Nếu vết thương nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.