Bị can Nguyễn Phương Hằng từ chối 8 luật sư bào chữa

24/05/2023, 14:50

Nguyễn Phương Hằng từ chối 8 luật sư bào chữa ở vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngày 24/5, thông tin từ TAND TP.HCM, bị can Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) có đơn từ chối 8 luật sư bào chữa cho bị can trong vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sau khi xem xét đơn từ chối luật sư bào chữa của bị can Nguyễn Phương Hằng do Trại tạm giam Chí Hòa chuyển đến ngày 17/5/2023, TAND thông báo 8 luật sư, gồm: Hà Ngọc Tuyền, Đỗ Hải Bình, Phạm Danh Tín, Hoàng Thị Hoài Thơ, Trần Thị Phú, Đặng Hoài Vũ, Nguyễn Đình Kim và Nguyễn Trung Chánh không còn là người bào chữa cho bị can Nguyễn Phương Hằng.

Bị can Nguyễn Phương Hằng từ chối 8 luật sư bào chữa - 1

Bị can Nguyễn Phương Hằng thời điểm bị bắt. (Ảnh Công an cung cấp)

Như vậy, bị can Nguyễn Phương Hằng hiện chỉ còn luật sư Hồ Nguyên Lễ tham gia bào chữa.

Theo cáo trạng, từ khoảng tháng 3/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội, Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của 10 cá nhân

Đó là các ông, bà: Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (nhà báo, thạc sĩ luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà.

Quá trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng thừa nhận đã phát ngôn xúc phạm các cá nhân trên.

Đối với các cá nhân sử dụng kênh YouTube để chia sẻ thông tin liên quan đến Nguyễn Phương Hằng nhằm mục đích "câu like", tăng thu nhập, CQĐT Công an TP.HCM và các đơn vị chức năng liên quan đang xác minh, làm rõ để xử lý.

3 bị can Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân dù không có mâu thuẫn với những cá nhân trên, nhưng do là nhân viên và hưởng lương của Nguyễn Phương Hằng nên liên tục thực hiện hành vi giúp sức tích cực cho bị can Hằng.

Công an TP.HCM xác định 3 bị can Nhi, Hà, Tân đã thực hiện các nhiệm vụ đăng tin trên mạng xã hội Facebook về tiêu đề, thời điểm, đường dẫn đến kênh YouTube, TikTok sẽ phát livestream; in các nội dung mà bị can Nguyễn Phương Hằng sẽ phát ngôn, đưa cho bị can Nguyễn Phương Hằng trước các buổi livestream; chuẩn bị, sử dụng các phương tiện, thiết bị điện tử để phục vụ livestream và phát livestream trên các tài khoản mạng xã hội của bị can Nguyễn Phương Hằng.

Ba bị can này còn tham gia dẫn chương trình trong các buổi livestream, thông báo số lượng người xem, đọc các bình luận trên livestream phát trực tiếp...

Đối với bị can Đặng Anh Quân, nhà chức trách xác định ông Quân đã trực tiếp tham gia nhiều buổi livestream cùng Nguyễn Phương Hằng. Trong các buổi livestream này, Đặng Anh Quân đã phát ngôn, bình luận, cùng tương tác với Nguyễn Phương Hằng về những nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của nhiều cá nhân.

Hoàng Thọ

Bài liên quan
Nguyễn Phương Hằng bị tuyên phạt 3 năm tù
Sau một ngày xét xử sơ thẩm, HĐXX TAND TP.HCM tuyên phạt Nguyễn Phương Hằng 3 năm tù giam.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Cắt giảm tối đa thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tăng cường cải cách, cắt giảm tối đa thủ tục, giảm xin – cho, giảm chi phí tuân thủ, chống sách nhiễu, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • Bộ VHTTDL phản hồi việc nhiều văn nghệ sĩ bị chậm trả tiền Giải thưởng Nhà nước
    Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, Bộ VHTTDL đã làm việc với Bộ Tài chính và thống nhất sẽ phối hợp xử lý sớm nhất những vấn đề liên quan, đảm bảo công tác chi trả tiền Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT cho văn nghệ sĩ nhanh chóng, kịp thời.
  • Thu hút FDI vào ĐBSCL: Đừng để chỉ là tiềm năng
    ĐBSCL là vùng sản xuất nông sản lớn nhất nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau hơn 30 năm đổi mới, đến nay, vẫn chưa có sự bứt phá về thu hút FDI, thiếu vắng các dự án đầu tư có quy mô lớn.
  • Thiếu vaccine tiêm chủng, trẻ đối diện nguy cơ gì?
    Đã hơn 1 năm nay, tình trạng thiếu vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia  xảy ra ở tất cả các địa phương trong cả nước dù Chính phủ đã có những chỉ đạo nhằm đôn đốc, tháo gỡ. Song, đến giờ này, hàng triệu trẻ vẫn chưa được tiêm phòng do thiếu nhiều loại vaccine tiêm phòng.
Mới nhất