BHXH đề nghị xem xét sửa đổi quy định về thời gian kê đơn cấp thuốc điều trị

An An/VOV.VN | 17/06/2024, 15:07

BHXH Việt Nam đề nghị sớm chỉ đạo hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52/2017/TT-BYT để giảm áp lực chờ đợi cho người bệnh, giảm thời gian đi lại và kinh phí cho người bệnh, đồng thời giảm tải cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên.

Theo BHXH Việt Nam, ngày 14/3/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Công văn số 654/BHXH- CSYT về việc thời gian kê đơn cấp thuốc điều trị các bệnh mạn tính gửi Bộ Y tế, trong đó đề xuất thời gian kê đơn, cấp thuốc đối với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính ổn định (như tiểu đường, tăng huyết áp...) với số lượng thuốc được kê đơn sử dụng tối thiểu 60 ngày, trong thời gian uống thuốc điều trị người bệnh cần đi khám bệnh thì vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, đến nay, BHXH Việt Nam chưa nhận được văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính.

Mới đây, báo chí có đăng bài “Người bệnh ủng hộ đề xuất lấy thuốc 2 tháng/lần" và bài “Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?", qua đó đã phản ánh nguyện vọng của nhiều người bệnh mắc bệnh mạn tính điều trị dài ngày được lấy thuốc 2 tháng/lần, giảm bớt áp lực chờ đợi cho người bệnh, giảm thời gian đi lại cho người bệnh, nhất là người bệnh cao tuổi, sức khỏe yếu, người cô đơn...

Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế quan tâm, sớm chỉ đạo hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52/2017/TT-BYT để giảm áp lực chờ đợi cho người bệnh, giảm thời gian đi lại và kinh phí cho người bệnh, đồng thời giảm tải cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên.

Theo nội dung công văn số 654/BHXH- CSYT ngày 14/3/2023, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nhận được một số ý kiến của Sở Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) về thời gian kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người bệnh mạn tính theo Công điện số 1212/CĐ-BYT ngày 03/8/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường quyết liệt phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong KCB, đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao và Công văn số 6589/BYT-KCB ngày 13/8/2021 về việc triển khai thực hiện Công điện 1068/CĐ-TTg ngày 05/8/2021 của Thủ tướng chính phủ. Việc thực hiện các quy định này trong giai đoạn dịch bệnh đã tạo thuận lợi cho bệnh nhân, giảm số lần người bệnh phải đến cơ sở y tế để tái khám, giảm lây nhiễm do tập trung đông người và giảm tình trạng quá tải tại các cơ sở KCB.

BHXH Việt Nam đề xuất Bộ Y tế ban hành quy định về việc kê đơn như sau: Với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính ổn định (như tiểu đường, tăng huyết áp ...) số lượng thuốc được kê đơn đủ sử dụng tối thiểu 60 (sáu mươi) ngày, tối đa không quá 90 (chín mươi) ngày.

Với bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng ARV từ 12 tháng trở lên ổn định thì số lượng thuốc được kê đơn, cấp thuốc điều trị sử dụng tối thiểu 60 (sáu mươi) ngày, tối đa không quá 90 (chín mươi) ngày.

Với trường hợp bệnh nhân điều trị các bệnh mạn tính tại tuyến cơ sở (trung tâm y tế, phòng khám), đề nghị Bộ Y tế cho phép cấp thuốc điều trị không quá 30 (ba mươi) ngày.

BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét sửa đổi quy định về thời gian kê đơn cấp thuốc điều trị.

Bài liên quan
Vẫn còn nhiều doanh nghiệp dùng chiêu trò để né đóng BHXH cho người lao động
TP Thủ Đức, TP.HCM có 17.365 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) trên 3 tháng trở lên với tổng hơn 3 ngàn tỉ, ảnh hưởng trên 93.000 lao động. Đáng nói, doanh nghiệp có rất nhiều lý do hợp thức hóa hồ sơ để né tham gia BHXH cho người lao động.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất