Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025

05/05/2025, 19:05

Lần đầu tiên, 87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 1

Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại TP.HCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức Triển lãm “Văn hóa Phật giáo Việt Nam: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản”.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 2

Nổi bật tại không gian trưng bày là sự xuất hiện của 87 bảo vật quốc gia – những hiện vật quý giá phản ánh chiều sâu lịch sử và sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật giáo trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 3
Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 4

87 bảo vật quốc gia được trưng bày tại triển lãm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo tăng ni, phật tử và công chúng yêu văn hóa. Ngay từ khi mở cửa, không gian triển lãm luôn tấp nập người tham quan, chiêm ngưỡng và tìm hiểu về những cổ vật quý giá gắn liền với hành trình phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 5

Nhiều phật tử không giấu được sự xúc động khi tận mắt chứng kiến các tượng Phật, bia đá, pháp khí từng chỉ được biết đến qua sách vở hoặc truyền thuyết.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 6

Tượng Quan âm Thiên thủ thiên nhãn chùa Báo Ân từng được tạc vào thế kỷ XIX, cùng thời điểm với việc xây dựng chùa Báo Ân – một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 7

Tượng Tuyết Sơn tại chùa Mía (Đường Lâm, Hà Nội) là tác phẩm điêu khắc Phật giáo tiêu biểu thế kỷ XVII, tái hiện chân thực giai đoạn tu khổ hạnh của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi giác ngộ. Tượng thể hiện hình ảnh Đức Phật gầy gò, xương xẩu, ngồi bất đối xứng, khoác áo mỏng để lộ thân hình tiều tụy nhưng gương mặt vẫn toát lên nội lực mạnh mẽ. Tác phẩm phản ánh sâu sắc tinh thần kiên định, ý chí vượt khổ đau và trình độ tạo hình tinh xảo của nghệ thuật Phật giáo Đại thừa Việt Nam.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 8

Bộ tượng Tam Thế chùa Bút Tháp gồm ba pho tượng Phật A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni và Di Lặc – đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Tượng làm bằng gỗ sơn thếp, dáng ngồi thiền trên tòa sen, đặt trên bệ vuông ba tầng chạm khắc tinh xảo. Mỗi pho đều có vành hào quang sau lưng, mang ý nghĩa Phật giáo sâu sắc. Đặc biệt, chi tiết tượng đeo hoa tai cho thấy ảnh hưởng của tầng lớp quý tộc hoặc yếu tố văn hóa khác. Bộ tượng không chỉ thể hiện giá trị mỹ thuật cổ hiếm gặp mà còn nhấn mạnh triết lý sống trân trọng hiện tại, hướng đến tương lai từ nền tảng quá khứ.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 9

Tượng Thiên thủ thiên nhãn (dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay) chùa Bút Pháp.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 10
Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 11
Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 12

Không gian triển lãm không chỉ trưng bày các hiện vật mang tính biểu tượng mà còn đi kèm hệ thống hình ảnh, tư liệu, trích đoạn giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của từng bảo vật. Mỗi cổ vật là một minh chứng sống động về sự hòa quyện giữa triết lý nhà Phật và bản sắc dân tộc, là tinh hoa kết tinh từ bàn tay khéo léo của nghệ nhân xưa, đồng thời phản ánh tầm ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo qua các thời kỳ lịch sử.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 13
Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 14

Bên cạnh các bảo vật, triển lãm còn tái hiện không gian văn hóa Phật giáo Việt Nam thông qua nhạc cụ truyền thống, pháp phục, trà đạo, sắc phong, kinh sách, tranh ảnh… Mỗi chi tiết đều góp phần làm nổi bật chiều sâu tư tưởng, vẻ đẹp nhân văn và sự gắn bó mật thiết của Phật giáo với đời sống người dân Việt Nam.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 15

Triển lãm do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì tổ chức, mang ý nghĩa tôn vinh và lan tỏa những giá trị trường tồn của Phật giáo Việt Nam. Thông qua hoạt động này, Ban Tổ chức kỳ vọng tạo cơ hội để đại biểu, tăng ni, phật tử và bạn bè quốc tế có dịp chiêm ngưỡng, cảm nhận và thấu hiểu những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Phật giáo Việt Nam – nền văn hóa đã dung hòa tinh hoa của cả Phật giáo Nam tông và Bắc tông để tạo nên một bản sắc riêng biệt, đậm đà tính dân tộc.

Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 16
Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 17
Chiêm ngưỡng 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2025 - 18

Bên cạnh đó, triển lãm cũng góp phần khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương, ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc trong thời đại mới – nơi Phật giáo không chỉ là tín ngưỡng tôn giáo mà còn là dòng chảy văn hóa bền vững song hành cùng dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm lịch sử.

Đại lễ Vesak 2025 với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững" được tổ chức từ ngày 6/5 đến 8/5 với sự tham dự của hơn 2.700 đại biểu (khoảng 1.250 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ).

87 bảo vật được trưng bày bao gồm tượng thờ, pháp khí, kinh sách cổ, mộc bản, phù điêu… có niên đại trải dài từ thế kỷ IV đến thời Nguyễn, đại diện cho nhiều giai đoạn phát triển của Phật giáo tại Việt Nam.

Trong đó, có thể kể đến tượng Quan Âm Tống Tử và Động Tuyết Sơn của chùa Mía (Sơn Tây, Hà Nội), tượng Phật Pháp Vân chùa Dâu (Bắc Ninh), tượng Phật Tam Thế chùa Linh Ứng (Đà Nẵng), Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (Huế), bia chùa Giàu (1366), bia chùa Linh Xứng (1126), cột kinh Phật chùa Nhất Trụ (Hoa Lư – thời Đinh – Tiền Lê), thạp gốm hoa nâu Kinnari (thế kỷ XI), tượng Phật Nhơn Thành (thế kỷ IV–VI)...

Lương Ý

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư: Sẽ tính toán sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản tại kỳ đại hội sau
Tổng Bí thư cho biết, có thể tại kỳ đại hội sau sẽ tính toán sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản để định hình sự phát triển của đất nước với một tầm nhìn dài hơn.
Mới nhất