Bé gái 8 tuổi nhập viện vì trầm cảm

(Nguồn: Vietnamnet) | 24/03/2025, 20:15

Bé gái 8 tuổi (trú tại Hà Nội) vào bệnh viện khám với các triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, không tập trung học, sống thu mình và hay cáu gắt.

Tại khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E (Hà Nội), bố mẹ bệnh nhi cho biết con bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khoảng 2-3 tháng trước. Mỗi đêm, trẻ chỉ ngủ được 3 giờ, hay trằn trọc mất ngủ. Khi đi học, tâm lý trẻ thay đổi thất thường, có khi thu mình, có lúc lại dễ cáu gắt, phản kháng. 

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Chung, Trưởng khoa Sức khỏe tâm thần, bệnh nhi được chẩn đoán trầm cảm. Qua khai thác tiền sử, bác sĩ thấy trẻ không bị áp lực học tập, bạn bè hay sang chấn tâm lý trong quá khứ. Tuy nhiên, bố mẹ của bệnh nhi từng điều trị trầm cảm, phải sử dụng thuốc. Vì vậy, bác sĩ nghi ngờ có thể do gene di truyền từ gia đình.

Bác sĩ Chung cho hay, bệnh nhi được kê đơn thuốc kết hợp can thiệp tâm lý. Tỷ lệ trẻ trầm cảm dưới 13 tuổi hiếm gặp hơn nên các bác sĩ cần theo dõi và can thiệp sát sao giúp trẻ phát triển lành mạnh.

Ước tính có hơn 300 triệu người trên thế giới mắc rối loạn trầm cảm. 85% bệnh nhân trong độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi. Tuổi khởi phát rối loạn trung bình là 18. Tỷ lệ người mắc bệnh trên 15 tuổi ngày càng tăng. Những người bệnh lớn tuổi hoặc dưới 11 tuổi có tiên lượng xấu hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là nguyên nhân hàng thứ 3 của gánh nặng bệnh tật toàn thế giới năm 2004, dự kiến có vị trí dẫn đầu vào năm 2030. Tỷ lệ tử vong được tiêu chuẩn hóa do tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn là 20,9 ở nam và 27 ở nữ, tức là các bệnh nhân nam và nữ mắc trầm cảm có nguy cơ tự sát hoàn thành cao gấp 20,9 và 27 lần so với dân số chung.

Theo bác sĩ, nguyên nhân có thể do trẻ bị áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội. Bên cạnh đó là sự thay đổi tâm sinh lý theo tuổi, ám ảnh bởi những đau thương thời thơ ấu, do lối sống không lành mạnh. Di truyền cũng là yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ. 

Bác sĩ khuyến cáo các dấu hiệu nhận biết rối loạn trầm cảm:

- Mất hứng thú hoặc sở thích

- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân

- Rối loạn giấc ngủ

- Rối loạn hoạt động tâm thần vận động

- Giảm sút năng lượng, khí sắc giảm

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi

- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định

- Ngoài ra, bệnh nhân còn có ý tưởng hoặc có hành vi tự sát. 

Trầm cảm cần được can thiệp sớm. Vì vậy, khi có các dấu hiệu trên, người dân nên tới các cơ sở chuyên khoa sức khỏe tâm thần để kiểm tra ngay.

(Nguồn: Vietnamnet)
Bài liên quan
Máy bay đi Cam Ranh hạ cánh khẩn tại Đà Nẵng cấp cứu 1 hành khách
Chuyến bay VN7569 của Vietnam Airlines khởi hành từ Hà Nội đi Cam Ranh lúc 20h35 ngày 29/6, phải điều chỉnh hành trình, chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng để hỗ trợ, cấp cứu hành khách có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Ổn định bộ máy chính quyền các cấp, tập trung phát triển KT-XH
VOVLIVE - Ngày 3/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với địa phương tháng 6/2025. Hội nghị được thực hiện trực tuyến đến 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và kết nối đến 3.321 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
  • Thanh tra NHNN phát hiện nhiều sai phạm tại 3 chi nhánh Vietcombank
    VOVLIVE - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Khu vực 12 mới đây đã công bố kết luận thanh tra tại ba chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) gồm: Bình Dương, Vũng Tàu và Tây Ninh.
  • Những thách thức khi triển khai chính quyền 2 cấp
    VOVLIVE - Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tác động tích cực đến việc tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ phát triển bền vững... Tuy nhiên khi triển khai cũng đối mặt nhiều thách thức.
  • VOVLive Đọc Truyện chính thức đạt Nút Vàng YouTube với 1 triệu người đăng ký
    VOVLIVE- Hôm nay (3/7/2025), kênh VOVLive Đọc Truyện của Đài Tiếng nói Việt Nam đã chính thức đạt cột mốc ấn tượng: 1 triệu lượt đăng ký trên YouTube, vinh dự nhận Nút Vàng từ nền tảng này. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ của những giá trị văn hóa, tri thức mà Đài Tiếng nói Việt Nam kiên trì gìn giữ và phát triển suốt nhiều thập kỷ.
Mới nhất