Ngay cả khi chuyên gia Liên Xô đồng ý giúp đỡ Việt Nam bảo quản thi hài Bác thì Bộ Chính trị vẫn tâm niệm Bác Hồ là của người dân Việt Nam, nên về lâu dài chúng ta phải chủ động học hỏi, nghiên cứu để tự làm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dântộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, Danh nhân vănhóa thế giới đã vĩnh biệt chúng ta vào lúc 9h47’ ngày2/9/1969, đểlại niềm tiếc thương vô hạn đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thể theonguyện vọng thiết tha của toàn Đảng và nhân dân Việt Nam, được sự giúp đỡ của Đảng,Nhà nước và nhân dân Liên Xô trước đây, nay là Liên bang Nga, trực tiếp là ViệnNghiên cứu khoa học Lăng Lenin (nay là Trung tâm Nghiên cứu y sinh Moscow (NICBMT) thuộc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga -VILAR), đội ngũ cán bộ, bác sĩ của Việt Nam đã tiến hành nhiệm vụ y tế giữ gìnlâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1992, khi Hiệp định giữa Việt Nam và Liên Xôtrước đó không còn hiệu lực, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, Ban Quản lýLăng và VILAR đã chuyển sang cơ chế hợp tác trực tiếp trong thực hiện nhiệm vụgiữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 14/8/2022, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị tổng kết30 năm hợp tác trực tiếp giữa Ban Quản lý Lăng với Viện Nghiên cứu khoa học dượcliệu và tinh dầu Liên bang Nga về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thihài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát biểu tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định,giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và pháthuy ý nghĩa chính trị văn hóa của Công trình Lăng là nhiệm vụ chính trị đặc biệt,có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa.
Trướcđó, ngày 30/5, tại Trụ sở Đạisứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phốihợp Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức Hội nghị tổng kết 30 năm hợptác trực tiếp giữa Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứukhoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga (VILAR) trong thực hiện nhiệm vụgiữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhândịp này, nhóm phóng viên Báo Điện tử VOV đã thực hiện các cuộc phỏng vấn nhằmgiúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng trong việc gìn giữthi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Người qua đời. VOV.VN xin đăng bài viết đầutiên qua cuộc phỏng vấn vớiThầythuốc Nhân dân, Nghiên cứu viên cao cấp, Tiến sĩ Vũ Văn Bình. Ông Bình đượcphân công về Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Đoàn 969, Bộ Quốcphòng) từ năm 1975. Năm 1978, ông bắt đầu tham gia vào công tác bảo quản thi hàiBác. Năm 2011, ông về nghỉ chế độ với chức danh Phó Trưởng ban Ban Quản lý LăngChủ tịch Hồ Chí Minh kiêm Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ ChíMinh.
Giải đáp câu hỏi vì saongay sau khi Bác mất, chúng ta đã có thể chủ động tiến hành giữ gìn, bảo quảnthi hài Bác, Thầy thuốc Nhân dân, Nghiên cứu viên cao cấp, Tiến sĩ Vũ Văn Bìnhcho biết, thực hiện chủ trương giữ gìn thi hài Bác, tháng 5/1967, Bộ Chính trịđã triệu tập họp bất thường để bàn việc bảo vệ sức khoẻ của Chủ tịch Hồ ChíMinh và chuẩn bị giữ gìn thi hài Bác lâu dài sau khi Người qua đời. Cuộc họp diễnra dưới sự chủ trì của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn.
PV:Ông có thể cho biết, Bộ Chính trị lúc đó đãcó sự chuẩn bị ra sao khi đưa ra chủ trương “giữ gìn tốt nhất thi hài Bác”?
Tiếnsĩ Vũ Văn Bình: Không lâu sau cuộc họp bất thường vàotháng 5/1967, 3 chuyên gia, gồm Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Gia Quyền, Khoa giải phẫubệnh lý Quân y Viện 108; bác sĩ Lê Ngọc Mẫn, Khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Maivà bác sĩ Lê Điều, Khoa Ngoại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô được cử sang Liên Xô họctập về khoa học giữ gìn thi hài từ ngày 2/9/1967 đến tháng 4/1968 để phòng khiBác đột ngột qua đời.
Tháng 6/1968, Ban Tổ chứcTrung ương đã thành lập Tổ Y tế đặc biệt thuộc Quân y Viện 108 và điều động cácbác sĩ Lê Ngọc Mẫn, Lê Điều vào quân đội tham gia Tổ Y tế đặc biệt, để chuẩn bịthực hiện nhiệm vụ giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đi xa.
Ngày 28/8/1969, theo đềnghị của ta, Liên Xô đã cử 5 chuyên gia hàng đầu của bạn sang Việt Nam, trongđó có ông Debov - Viện trưởng Viện Lăng Lenin, ông Lopukhin - chuyên gia phẫuthuật hàng đầu của bạn thời ấy, ông Satarov - người chuyên pha chế dung dịch, ôngKhoroskov - kỹ thuật viên giỏi nhất củabạn.
Lúc mới sang Việt Nam, cácchuyên gia Liên Xô có khuyên Việt Nam muốn giữ được thi hài Bác với những yêu cầurất cao như thế thì cần phải đưa Bác sang Moscow để thực hiện bởi ở Việt Nam,thời tiết khí hậu không thuận lợi trong khi điều kiện, cơ sở kỹ thuật của ta khôngđảm bảo. Lúc đó, ông Lê Quang Đạo (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệmTổng cục Chính trị) được Bộ Chính trị cử để đàm phán với bạn về vấn đề này. Nhưngphải đến khi ông Kosughin - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng đoàn đại biểu Đảngvà Nhà nước Liên Xô sang viếng Bác, sau cuộc trao đổi với Tổng Bí thư Lê Duẩn, ôngKoshughin đồng ý giúp Việt Nam bảo quản thi hài Bác ngay tại Hà Nội.
Chuẩn bị cho chủ trươnggìn giữ, bảo quản thi hài Bác, trong năm 1967, Trung ương đã xây dựng côngtrình K75 tại Bệnh viện 108 để làm nơi bảo quản thi hài Bác. Địa điểm này đượclấy mật danh là 75A để phân biệt với địa điểm 75B được xây dựng tại Hội trườngBa Đình phục vụ cho việc tổ chức lễ viếng Bác. Cả 2 công trình được Trung ươnggiao cho ông Phùng Thế Tài trực tiếp chỉ đạo. Ngay sau khi Bác mất, thi hài củaNgười đã được chuyển từ Nhà 67 - Phủ Chủ tịch về Bệnh viện 108.
Quá trình xây dựng côngtrình 75B cần những tấm kính to, không thể mua ở đâu được, bằng một cách nàođó, ông Phùng Thế Tài đã tìm được ngay tại tòa nhà Hội trường Ba Đình, sau đóđược ghép thành quan tài kính đặt thi hài Bác ở Hội trường Ba Đình phục vụ cholễ viếng Bác.
Sau lễ Quốc tang tại Hộitrường Ba Đình, thi hài Bác được đưa về 75A - Bệnh viện 108 để tiếp tục bảo quảnở chế độ đặc biệt do chuyên gia Liên Xô và chuyên gia Việt Nam cùng hợp tác thựchiện.
Tính từ lúc Bác mất,trong khoảng thời gian từ 1969-1975, có khoảng 4 năm chúng ta bảo quản thi hàiBác tại K9 - Đá Chông (huyện Ba Vì- Hà Nội), còn lại hơn 1 năm ở Bệnh viện 108và một số nơi khác.
PV:Ông vừa nhắc đến khu di tích K9, vì sao BộChính trị chọn Đá Chông là nơi bảo quản thi hài Bác, bên cạnh công trình 75A?
Tiếnsĩ Vũ Văn Bình: Từ năm 1958, Bác Hồ đã chọn Đá Chông làmcăn cứ với một lý do rất đơn giản: cuộc kháng chiến còn lâu dài cho nên phải cócăn cứ. Lịch sử dân tộc ta từ xưa đến giờ luôn “ít đánh nhiều, yếu đánh mạnh”,chưa bao giờ mình mạnh hơn địch nhưng mình vẫn thắng là do có chiến lược. Hơn nữa,có thể thấy Bác đã chọn địa hình rất giỏi, khu vực dựng nhà sàn của Bác tuyệt đốibí mật. Trong lịch sử, căn cứ này được gọi là công trường 5, để lên được căn cứnày, dù là đi đường bộ hay đường không đều khá thuận lợi. Và nếu có động, chỉqua sông là lên tới chiến khu Tây Bắc, khi cần về Hà Nội cũng rất gần. Tư tưởngchủ đạo của Bác như đã nói ở trên, kháng chiến lâu dài phải có chiến khu, cócăn cứ, không thể ở mãi Hà Nội.
Có thể nói, quyết định chọnK9 là nơi để bảo quản thi hài Bác cũng là do ảnh hưởng từ chiến lược quân sự củaBác và ông Phùng Thế Tài - Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam - người đitheo Bác, có ảnh hưởng nhiều từ Bác, cũng là người đã có nhiều ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn này.
Tuy nhiên, để đưa thi hàiBác lên bảo quản ở đây, không thể dùng địa hình như cũ mà phải cải tạo, xây dựnghầm để làm nơi bảo quản. Sau hơn ba tháng thi công, ngày 15/12/1969, công trìnhhoàn thành và để giữ bí mật, K9 được đổi tên thành K84.
PV:Được biết trong cuộc chiến tranh chống đếquốc Mỹ ở miền Bắc, chúng ta đã có 6 lần di chuyển thi hài Bác từ Hà Nội lên ĐáChông và ngược lại. Ông có nhớ lý do của những lần sơ tán đó?
Tiếnsĩ Vũ Văn Bình: Thời điểm đó, cuộc chiến tranh chống đếquốc Mỹ vẫn rất ác liệt, nên Bộ Chính trị chủ trương tùy thuộc vào tình hình cóthể sơ tán thi hài Bác. Lần đầu tiên là vào tháng 12/1969. Chính xác là đêm23/12/1969, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác đã đến K9 sau 4 giờ hành quân. Thờiđiểm này, chúng ta phải di chuyển để tránh những cuộc ném bom của đế quốc Mỹgia tăng ở miền Bắc.
Lần thứ hai là vào đêm3/12/1970, đoàn xe chở thi hài Bác rời căn cứ K9, đến 3h sáng 4/12 thì về đến75A. Trong lần di chuyển này, do dự đoán trước tình hình máy bay Mỹ sẽ tập kíchbất ngờ bằng đường không vào một trại giam phi công Mỹ ở ven thị xã Sơn Tây, đểbảo đảm tuyệt đối an toàn, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định dichuyển thi hài Bác về lại Hà Nội.
Lần thứ ba là vào lúc 11htrưa 19/8/1971, thi hài Bác được chuyển từ 75A lên K9 vào chiều tối cùng này. Lầnsơ tán này để tránh nguy cơ ngập lụt ở thủ đô Hà Nội.
Lần thứ tư thi hài Bác đượcdi chuyển để tránh cuộc leo thang đánh phá trở lại miền Bắc của đế quốc Mỹ vàotháng 7/1972. Lần thứ năm, sau chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, đập tancuộc tập kích chiến lược đường không của Mỹ bằng B52 vào Hà Nội, Mỹ phải ký Hiệpđịnh Paris, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định đưa thi hài Bác về lạiK9 vào tối 8/2/1973.
Ngoài lần di chuyển thihài Bác vì lý do lũ lụt, những lần còn lại vì lý do chiến tranh, nhưng Trungương đều dự báo được trước tình hình và thực hiện di chuyển an toàn.
Lần thứ sáu cũng là lầncuối cùng chúng ta di chuyển thi hài Bác, đó là sau khi công trình Lăng Chủ tịchHồ Chí Minh được hoàn thành sau 2 năm xây dựng. Chiều 18/7/1975, đoàn xe chởthi hài Bác di chuyển từ K9 về Quảng trường Ba Đình.
PV:Khó khăn nhất trong quá trình di chuyểnthi hài Bác là gì, thưa ông?
Tiếnsĩ Vũ Văn Bình: Việc vận chuyển không hề đơn giản, đườngtừ Hà Nội lên K9 rất khó đi, phải mất 5 giờ đồng hồ. Trong khi việc bảo quảnthi hài Bác bằng dung dịch, đòi hỏi quá trình di chuyển phải hết sức cẩn trọng,không được phép để dung dịch sóng sánh. Để giải quyết câu chuyện này, một cốcnước được đặt lên trên nắp quan tài của Bác để làm “mốc” cho lái xe điều khiển xeđi, không được để nước sánh ra ngoài, phải mất 5 tiếng đồng hồ từ Hà Nội để lênđược K9 là vì thế.
Để vận chuyển thi hài Báctừ Hà Nội lên Đá Chông và ngược lại, chúng ta có 5 chiếc xe, gồm 1 chiếc xe cứuthương biển FH-1468 của Bệnh viện 108, 1 chiếc ZIL 157 biển số 470-189, 1 chiếcxe PAP biển 31-162. Trong số này, chiếc xe PAP là quan trọng nhất, giúp chúngta có thể đi được mọi địa hình, kể cả đường sông. Khi di chuyển, có đoạn, thihài Bác đặt trong xe cứu thương, sau đó toàn bộ xe cứu thương lại được đặttrong lòng chiếc xe ZIL 157 hoặc xe PAP. Đến tháng 8/1983, Liên Xô bàn giao chota 2 chiếc Traika được cải tạo lại phần thân xe, lắp đặt thêm các thiết bị giảmsóc đảm bảo độ êm khi vận hành, độ ẩm, nhiệt độ khoang bảo quản thi hài.
Những yêu cầu bắt buộckhi bảo quản thi hài Bác đó là không bị phân hủy, teo đét, sạm màu. Để đảm bảocác yêu cầu này, nhiệt độ và độ ẩm nơi đặt thi hài Bác là 2 yếu tố đặc biệtquan trọng.
Những chiếc xe đã từng 6 lần di chuyển đưa thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
PV:Chúng ta có được sự chủ động như vậytrong việc gìn giữ, bảo quản thi hài Bác sau khi Người mất, có công lao rất lớncủa các chuyên gia Liên Xô, thưa ông?
Tiếnsĩ Vũ Văn Bình: Chúng ta ca ngợi các bạn bao nhiêu cũnglà không đủ, họ đã đồng cam cộng khổ với chúng ta đi mọi nơi sơ tán, cùng chúngta giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Bác. Đặc biệt, thời kỳ XHCN, ở bên nước bạn,các chuyên gia được sống yên ổn, nhưng khi sang Việt Nam, đồng cam cộng khổ vớichúng ta trong thời chiến, đấy là tinh thần đặc biệt mà chúng ta luôn ghi nhớ,ghi ơn các bạn. Tình cảm ấy là vô giá, không gì có thể đền đáp được. Nếu khôngcó các bạn, chúng ta không thể giữ được thi hài Bác an toàn, đẹp như thế này. Nếunhư các bạn để ý sẽ thấy đôi mắt của Bác trông như đang ngủ, hiền từ. Còn đôimôi của Bác trông như đang mỉm cười thân thiện với con cháu đến viếng. Để có đượcđiều đó, ông Lopukhin, chuyên gia phẫu thuật tạo hình giỏi nhất thế giới lúc bấygiờ, đã có 3 lần chỉnh hình cho Bác. Tất cả những lần chỉnh hình đó được thựchiện dưới hầm bảo quản thi hài Bác ở K9.
PV:Đầu năm 1992, sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạnđối với ta không còn thường xuyên, thậm chí có những lúc chúng ta phải tự túc,khi đó chúng ta giải quyết nhiệm vụ cao cả này thế nào, thưa ông?
Tiếnsĩ Vũ Văn Bình: Sau khi bạn đồng ý hỗ trợ ta bảo quảnthi hài Bác ngay tại Hà Nội, ông Nguyễn Lương Bằng, thay mặt Trung ương chỉ đạocông tác bảo quản thi hài Bác, đã nghĩ tới việc phải thành lập một Ban Chỉ đạovề khoa học kỹ thuật, do ông Vũ Văn Cẩn làm Trưởng Ban, cùng các chuyên gia là ôngĐỗ Xuân Hợp, Nguyễn Gia Quyền, Nguyễn Hưng Phúc, Đặng Hanh Khôi; sau này Ban Chỉđạo này được đổi tên thành Hội đồng khoa học cấp Nhà nước về giữ gìn thi hài Bác.
Trong một cuộc họp vớicác thành viên Ban Chỉ đạo ở tầng 2 của Nhà Quốc hội, ông Nguyễn Lương Bằng códặn, đại ý là, tuy phía Liên Xô đã đồng ý giúp đỡ chúng ta giữ gìn bảo quản thihài Bác tại Hà Nội, nhưng chúng ta vẫn phải luôn nhớ rằng, Bác Hồ là của ngườidân Việt Nam, nên về lâu dài chúng ta phải chủ động học hỏi, nghiên cứu để tựlàm lấy. Câu nói ấy đã trở thành chủ trương, phương châm chỉ đạo rất rõ ràng đượctruyền lại từ ngày đó đến bây giờ.
Đúng như dự cảm của ôngNguyễn Lương Bằng, những bất ổn trong nội bộ của Liên bang Xô Viết kéo dài từnhững năm đầu của thập niên 1980 đến tháng 12/1991, đã dẫn tới nguồn viện trợ củaNhà nước Xô Viết cũng như đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia y tế sang ViệtNam không còn thường xuyên, thời gian dài nhất các bạn không sang là 5 tháng,nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minhbước vào giai đoạn cực kỳ khó khăn, thử thách.
Thời điểm đó, nếu nóichúng ta không gặp khó khăn, không hoang mang là không đúng. Nhưng trước đó, từnăm 1988, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã có Nghị quyết riêng về việc giữ gìnthi hài Bác, như vậy là chúng ta cũng đã có sự chuẩn bị dần, sốc lại đội hình,bởi bình thường cả ta và bạn cùng làm, giờ chúng ta tự làm. Vì thế việc chuẩn bịtư tưởng, tâm lý thể hiện quyết tâm giữ gìn bằng được thi hài Bác, Lăng Bác vẫnphải mở cửa để đón nhân dân vào viếng Bác, tuyệt đối không có gián đoạn. Đâycũng là giai đoạn quyết định việc tự chủ, thể hiện sự tự lực, tự cường trong việcgìn giữ bảo quản thi hài Bác
Cùng với quyết tâm, chúngta đã thực hiện tuyển chọn những chuyên gia, bác sĩ xuất sắc nhất đưa vào tổlàm thuốc thi hài Bác. Bên cạnh đó, tăng cường Ban Chỉ đạo để chỉ đạo công tácnghiên cứu, hợp tác với các chuyên gia, đơn vị trong cả nước. Hàng loạt đề tàinghiên cứu độc lập cấp Nhà nước được giao cho Viện 69 (thuộc Bộ Tư lệnh Bảo vệLăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) để chỉ đạo công tác nghiên cứu toàn diện công tácgìn giữ, bảo quản thi hài Bác. Công nghệ làm thuốc, pha chế dung dịch bảo quảnthi hài Bác… ra đời từ các đề tài như thế
Lời dặn của ông NguyễnLương Bằng giống như một lời tiên tri, nhờ đó, các chuyên gia của ta đã chủ độngnghiên cứu, học hỏi, chứ không bị “nước đến chân mới nhảy” khi sự hỗ trợ củacác bạn bị dừng đột ngột, công tác bảo quản thi hài Bác vẫn được triển khaibình thường.
PV:Xin trân trọng cảm ơn ông./.