Ăn cơm nguội hâm lại có gây ung thư?

Như Loan | 25/10/2024, 08:00

Nhiều người truyền tai nhau rằng, ăn cơm nguội hâm lại có thể gây ung thư, điều này có đúng?

Ăn cơm nguội hâm lại có gây ung thư? - 1

1. Ăn cơm nguội hâm lại có gây ung thư?

  • A


  • B
    Không
    TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam khẳng định, ăn cơm nguội hâm lại có thể gây ung thư là thông tin không có cơ sở khoa học. Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào ăn cơm nguội hâm nóng bị ung thư. Việc ăn cơm nguội hay hâm nóng cơm nguội không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu việc bảo quản cơm nguội không đúng cách, cơm bị hỏng trước khi hâm nóng thì nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Giống như nhiều loại thực phẩm khác, nếu cơm bị hỏng, ôi, thiu tất nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe.
    Trong một số trường hợp, cơm hay còn gọi là gạo trước khi nấu bị nhiễm các bào tử Bacillus cereus - vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi được nấu chín, các bào tử này vẫn có thể sống sót. Cơm để ở nhiệt độ phòng, các bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn. Vi khuẩn này sẽ nhân lên và có thể sản xuất ra các chất độc gây nôn và tiêu chảy.
    Cơm nguội chỉ an toàn nếu được nấu chín và để nguội đúng cách trong 24 giờ. Nếu như cơm bị thiu là đã biến chất, tuyệt đối không nên ăn. Để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe mọi người chỉ nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình trong mỗi bữa ăn để vừa đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng vừa tiết kiệm.

Ăn cơm nguội hâm lại có gây ung thư? - 2

2. Ăn nhiều cơm dễ bị tiểu đường?

  • A
    Đúng

  • B
    Sai
    Theo TS BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong quá khứ, người dân ăn rất nhiều cơm, mỗi bữa khoảng 3-4 bát nhưng số lượng người bị tiểu đường ít hơn hiện nay. Lý do, thời đó con người hoạt động thể chất nhiều, tiêu hao năng lượng tốt. Ngày nay, chúng ta có xu hướng cắt giảm cơm trắng nhưng lại ăn nhiều chất đạm, chất béo, đường đơn, hơn thế lại lười vận động, từ đó khiến bệnh gia tăng.
    Vì vậy, không nên đổ lỗi cho cơm trắng là nguyên nhân khiến dễ bị tiểu đường mà cần xem lại cách ăn hàng ngày đã hợp lý chưa. Ví dụ, khuyến cáo mỗi người trưởng thành ăn 200 g quả chín mỗi ngày, nhưng có người ăn ít cơm hoặc thậm chí không ăn cơm, thay vì đó tăng lượng quả chín lên, tưởng như vậy là tốt. Thực tế, ăn quá nhiều quả chín cũng không tốt, đó cũng là nguồn nạp đường đơn vào cơ thể.
    Mỗi người cần cân đối ba chất sinh năng lượng là bột đường, chất đạm, chất béo, trong đó chất bột đường cần bổ sung 50-60%; nhóm chất đạm từ thực vật và động vật được khuyến nghị 13-20% tổng năng lượng; cuối cùng là chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ (mỡ thịt, mỡ cá) và chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu (dầu có trong các loại hạt, loại quả). Bên cạnh đó là vitamin và khoáng chất khác. Tại các bệnh viện, bác sĩ cũng không khuyên bệnh nhân nên kiêng ăn cơm, cần tiêu thụ khoa học. Với người bình thường, một ngày nếu chỉ ăn cơm (không ăn mì phở bún), cần tối thiểu 4 bát cơm. Nếu có hoạt động hay các mức lao động khác, nên ăn nhiều hơn.

Như Loan
Bài liên quan
Các loại rau củ mà người bệnh tiểu đường phải tránh
Nghiên cứu mới cho thấy bệnh nhân tiểu đường nên chú ý hơn đến việc ăn rau. Thế nhưng có 1 số loại thực phẩm như khoai tây, ngô, củ cải đường… sẽ tác động đến lượng đường trong máu do hàm lượng carbohydrate và chỉ số đường huyết cao.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tôn vinh những điển hình tiên tiến cống hiến hết mình dựng xây đất nước
VOVLIVE - Ngày 21/11, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Truyền thông, thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Mỗi tấm gương một khát vọng cống hiến”.
Mới nhất