8 lý do mà bạn nên thêm sữa nghệ vào chế độ ăn uống của mình

N.Hà/VOV.VN (Biên dịch) Theo Healthshots | 22/10/2023, 09:59

Sữa nghệ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ việc chữa lành vết thương, đến chữa cảm lạnh. Sau đây là những lợi ích của sữa nghệ mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình.

Lợi ích sức khỏe của sữa nghệ

Nghệ là một loại gia vị màu vàng có tác dụng tăng cường sức khỏe nhờ một hoạt chất có trong đó là curcumin. Chuyên gia cho biết khi kết hợp với sữa, lợi ích của cả bột nghệ và sữa đều được nâng lên. Dưới đây là một số lợi ích dinh dưỡng của sữa nghệ

Sữa nghệ có chứa đặc tính chống viêm

Uống sữa nghệ giúp ngăn ngừa các vấn đề như viêm khớp và bệnh viêm ruột. Bởi đồ uống này chứa các đặc tính chống viêm từ curcumin có trong nghệ giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các vấn đề như vậy.

Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là các phân tử giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, có thể gây tổn hại tế bào và góp phần gây ra các bệnh mãn tính khác nhau. Curcumin trong nghệ là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp duy trì sức khỏe tổng thể và làm chậm quá trình lão hóa. Nó cũng làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim và nhiều bệnh tương tự.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Nếu bạn là người thường xuyên bị ốm, bạn nên thử bổ sung sữa nghệ vào chế độ ăn uống của mình. Chuyên gia giải thích, bởi nhờ đặc tính điều hòa miễn dịch giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cải thiện khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Cải thiện tiêu hóa

Bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, hãy nên uống sữa nghệ. Chuyên gia cho biết, sữa nghệ có chứa đặc tính kích thích sản xuất mật trong gan, giúp tiêu hóa chất béo hợp lý.

Tốt cho trí não của bạn

Uống sữa nghệ thậm chí có thể tăng cường sức khỏe não bộ. Bởi việc sử dụng thường xuyên có thể giúp trì hoãn hoặc thậm chí đẩy lùi các bệnh về não và các bệnh liên quan đến tuổi tác về chức năng não. Một nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể làm tăng mức độ yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), một hợp chất giúp tăng sự phát triển của tế bào não.

Giúp chữa lành vết thương

Nghệ có đặc tính sát trùng, chống viêm, chống vi khuẩn và chống dị ứng giúp chữa lành vết thương. Nghệ cũng giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau, trong đó có cả nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Thành phần chính có trong thức uống này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu cơ bản về tim mạch cho thấy chất curcumin cải thiện chức năng của lớp lót mạch máu, được gọi là chức năng nội mô, rất quan trọng để duy trì một trái tim khỏe mạnh. Uống sữa nghệ cũng có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ như cholesterol và huyết áp dẫn đến bệnh tim.

Giảm nguy cơ lo lắng và trầm cảm

Vì uống sữa nghệ giúp tăng cường sức khỏe não bộ nên nó cũng giúp tăng cường sức khỏe tinh thần của bạn. Chuyên gia nói rằng chất curcumin có tác dụng chống trầm cảm và giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.

Cách làm sữa nghệ tốt cho sức khỏe

Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ công thức pha sữa nghệ đơn giản dễ dàng:

  • Đun nóng một cốc sữa
  • Thêm một nửa hoặc một thìa cà phê bột nghệ
  • Thêm một nhúm hạt tiêu đen. Bởi trong tiêu đen có chứa một hợp chất gọi là piperine giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất curcumin.
  • Đun sôi hỗn hợp trong vài phút và khuấy đều.
  • Lọc sữa để loại bỏ các hạt nghệ còn sót lại.

Lưu ý: Hàm lượng chất curcumin trong củ nghệ có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như nguồn gốc củ nghệ và quá trình chế biến. Trung bình, trong nghệ có chứa khoảng 2-5% chất curcumin tính theo trọng lượng. Để có được khoảng 100 mg chất curcumin trong cơ thể từ củ nghệ, bạn sẽ cần sử dụng khoảng 2000 đến 5000 miligam (2 đến 5 gram) củ nghệ.

Bài liên quan
Bắt nhóm cho vay lãi nặng hàng tỷ đồng
VOVLIVE - Nhóm đối tượng Tài, Thảo và Phương, trú ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa bị công an bắt vì tội cho vay nặng lãi.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất