Vì sao bệnh viện ở ĐBSCL thiếu máu trầm trọng?

Hồng Phương/VOV-ĐBSCL | 04/06/2023, 12:27

Những ngày qua, thông tin Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP. Cần Thơ thông báo tạm dừng cung cấp máu, chế phẩm máu cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu, chỉ cung cấp cho người bệnh cấp cứu với số lượng hạn chế đang làm dư luận lo lắng. Nguyên nhân được đưa ra vẫn là do khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc máu.

Mỗi tháng, Bệnh viện Huyết học - Truyến máu TP. Cần Thơ tiếp nhận, cung ứng khoảng 12.000 - 15.000 đơn vị máu cho các bệnh viện khu vực miền Tây Nam Bộ. Mỗi năm, đơn vị cần khoảng 150 tỷ đồng để mua sắm hóa chất, vật tư y tế mới bảo đảm nhu cầu thu và cung cấp máu cho các bệnh viện trong khu vực.

Theo BS.CKII Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP. Cần Thơ, ngay khi nhận được chỉ đạo đấu thầu của Sở Y tế TP. Cần Thơ vào cuối năm 2022, thì đầu năm 2023 đơn vị đã gửi danh mục vật tư, hóa chất cần mua sắm cho cấp trên phê duyệt đề phòng trường hợp quá trình phê duyệt kéo dài. Đồng thời, để chủ động đảm bảo đủ máu cung cấp cho các bệnh viện tại ĐBSCL, trừ Long An và Kiên Giang, đơn vị cũng đã tính trước chuyện dự trữ máu đủ sử dụng từ 3 - 6 tháng, vì không phải muốn là có ngay. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau nhiều lần xin viện trợ máu từ các cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội thì bệnh viện dường như không thể cầm cự nổi vì thiếu máu cung cấp cho bệnh nhân tại 74 bệnh viện ở ĐBSCL.

Đáng chú ý là trước đó, vào trung tuần tháng 3/2023, Bệnh viện đã ban hành văn bản về việc hoãn tiếp nhận tổ chức hiến máu tình nguyện. Do thời điểm đó công tác đấu thầu năm 2023 - 2024 mua sắm hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế của Bệnh viện đang chờ kết quả đấu thầu, nên số lượng túi máu, hóa chất, vật tư y tế không đủ để tiếp nhận và sàng lọc máu.

Sau 3 tháng chờ đợi, bắt đầu từ ngày 1/6, bệnh viện chính thức hết hóa chất, vật tư y tế để sàng lọc, điều chế khối tiểu cầu và nhóm máu hiếm nên không thể cung cấp khối tiểu cầu, nhóm máu hiếm. Nguyên nhân chính là bệnh viện vẫn phải đợi cấp trên duyệt dự toán mới có thể tiến hành làm kế hoạch lựa chọn nhà thầu và mua sắm vật tư.

BS.CKII Nguyễn Xuân Việt cho biết: “Lúc đầu báo cho các đơn vị, người ta tưởng không có người hiến máu nhưng thực sự không phải vậy, người dân ĐBSCL luôn sẵn sàng hiến máu và sử dụng không hết, quan trọng là không có túi máu để lấy. Thiếu từ túi máu đến tất cả hóa chất sàng lọc, nói đúng hơn là xét nghiệm. Khó khăn kéo dài lâu như vậy, bệnh viện đã có công văn báo cáo cấp trên, xin ý kiến và đề nghị rất nhiều nhưng tiến độ vẫn “nằm yên”.

Ngày 3/6, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có Công văn số 706 về việc phối hợp bảo đảm cung cấp máu và chế phẩm máu trong cấp cứu, điều trị cho người bệnh sau khi nhận được Công văn số 760 của Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu về việc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP. Cần Thơ thông báo tạm dừng cung cấp máu, chế phẩm máu cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.

Trước mắt, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh giao Giám đốc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trung tâm máu Quốc gia làm đầu mối điều phối. Phối hợp với các trung tâm truyền máu thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM và các trung tâm truyền máu khác bảo đảm cung cấp máu và chế phẩm.

Sở Y tế Cần Thơ chỉ đạo Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP. Cần Thơ thực hiện ngay các giải pháp trước mắt và lâu dài để cung cấp đủ máu và chế phẩm máu cho các bệnh viện trong phạm vi bao phủ; tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; chịu trách nhiệm nếu thiếu máu, chế phẩm gây ảnh hưởng đến người bệnh./.

Bài liên quan
“Giá thuốc cần phải quản lý đặc thù chứ không chỉ đơn thuần theo Luật Giá”
Thuốc là sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Không ai đi mặc cả giá thuốc như khi đi mua các loại hàng hóa khác. Vì thế, giá thuốc cũng phải quản lý rất đặc thù chứ không chỉ tuân theo Luật Giá.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất