Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về quy hoạch: Nâng cao chất lượng đô thị hóa

Văn Hiếu/VOV | 18/05/2022, 06:00

Bộ Chính trị đã ký ban hành Nghị quyết số 06 “Về quy hoạch, xây dựng quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”; để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững.

Sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm vừa qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế khi tỷ lệ đô thị hóa đạt được thấp hơn mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và còn khoảng cách khá xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới...

Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã ký ban hành Nghị quyết số 06 “Về quy hoạch, xây dựng quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”; để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới đáp ứng yêu cầu phát triển không gian, dân cư và kinh tế đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trước thềm Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết quan trọng này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

PV: Xin ông cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết lần này?

Ông Nguyễn Đức Hiển: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển đô thị, trong đó có kinh tế đô thị là động lực then chốt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. Trong khi xu hướng toàn cầu không có quốc gia nào phát triển mà không chú trọng vào vấn đề thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Hiện nay trên thế giới trung bình khoảng 60% dân số sống ở vực đô thị, dự báo đến khoảng 2050 trong 10  người dân thì có 7 người sẽ dịch chuyển sống trong khu vực đô thị.

Trong khi đó, cho đến nay tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đạt khoảng 40%, so với yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 thì chúng ta chưa đạt được tỷ lệ đô thị hóa như chiến lược đề ra và còn rất thấp so với các quốc gia khác.

Với tình hình triển khai tỷ lệ đô thị hóa như hiện nay, phải mất 20-30 năm mới đạt được mức trung bình chung của khu vực. Do đó, yêu cầu đặt ra là một thách thức rất lớn trong thời gian tới.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng đã xác định rất rõ mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 50% và năm 2025 là 45% tỷ lệ đô thị hóa. Vì vậy, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, sau đó đưa vào chương trình công tác nghiên cứu và xây dựng ban hành Nghị quyết 06 này. Hội nghị toàn quốc sẽ có tất cả các bộ, ngành, địa phương để chúng ta thể hiện sự quyết tâm rất cao trong triển khai các nội dung liên quan đến Nghị quyết số 06 Bộ Chính trị.

PV: Để triển khai hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành và các địa phương trong cả nước, cần phải lưu ý hay quan tâm những vấn đề gì thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Hiển: Hội nghị tới sẽ quán triệt trong cả hệ thống chính trị đến các Tỉnh ủy, Thành ủy, nhưng khi Nghị quyết được ban hành, vấn đề rất quan trọng là cần phải có thêm các luận cứ để giúp cho các địa phương, các bộ, ngành trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế, lắng nghe ý kiến của các đô thị trong toàn quốc để xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách, cũng như xây dựng chương trình hành động thực hiện.

Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh rất rõ các vấn đề liên quan đến việc triển khai trong thời gian tới, đó là vấn đề đô thị hóa, phát triển đô thị quan trọng phải hoàn thiện các thể chế quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị theo định hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc và tính tiên phong dẫn dắt mọi hoạt động, với định hướng về phát triển đô thị phải gắn với yêu cầu liên quan đến tăng trưởng xanh phát triển bền vững hơn và điều cần đặc biệt quan tâm là vấn đề về quy hoạch.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Bài liên quan
Việt Nam - Trung Quốc nhất trí “hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn”
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhất trí thời gian tới hai bên quán triệt thực hiện Tuyên bố chung giữa hai nước về việc thúc đẩy “Hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn”.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lương của công chức khi cải cách tiền lương thấp nhất là 5 triệu đồng
Đây là một trong những nội dung được Bộ Nội vụ xin ý kiến của Thủ tướng, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ trước khi báo cáo Bộ Chính trị.
Mới nhất