Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2024

Vũ Khuyên/VOV | 13/06/2024, 10:36

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2024.

Ngày 13/6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 để thảo luận về 3 dự án Luật và 3 đề nghị xây dựng Luật gồm các dự án luật: Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và các đề nghị xây dựng luật: Luật Dữ liệu; Luật Phòng bệnh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. 

Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục thực hiện đột phá về hoàn thiện thể chế nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng; tháo gỡ khó khăn, vường mắc; đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; ưu tiên nguồn lực con người, kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

"Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các Bộ, ngành,  Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật và ưu tiên nguồn lực cho công tác xây dựng pháp chế, xây dựng thể chế, xây dựng luật pháp; Phải ưu tiên nguồn lực thì có 2 nguồn lực là: nguồn lực con người phải chọn người có kiến thức, có thực tiễn và đam mê với công việc này để chúng ta bố trí nguồn lực con người.

Thứ hai là dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho công tác này, dứt khoát là phải như thế! Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước và pháp luật chúng ta xây dựng thì phải đảm bảo được các yêu cầu; thứ nhất là thể chế hóa được các quan điểm đường lối của Đảng; thứ hai là phải góp phần tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thực tế; thứ ba là đáp ứng các yêu cầu thực tiễn diễn ra, những vấn đề đột xuất bất ngờ, những vấn đề mà có tính hệ thống", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Thủ tướng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ đã tổ chức 26 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế (9/2021); cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với gần 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua hơn 60 luật, nghị quyết; ban hành hơn 350 nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 85 quyết định quy phạm. Riêng trong năm 2024, Chính phủ đã tổ chức 4 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 20 đề nghị xây dựng luật, nghị quyết, dự án luật.

Cho rằng 6 nội dung tại Phiên họp xây pháp luật tháng 6/2024 đều là các nội dung có phạm vi rộng, nội dung phong phú, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, tiếp tục tinh thần đổi mới; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ; bảo đảm tiến độ, chất lượng của Phiên họp.

Tại phiên họp này các thành viên Chính phủ sẽ thảo luận, xem xét, cho ý kiến đối với 06 nội dung gồm 3 dự án Luật: Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) do Bộ Công thương trình; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo.

3 đề nghị xây dựng Luật gồm: Đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh; Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo; Tờ trình tóm tắt về Đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Bài liên quan
Thủ tướng: Năm 2024, tăng trưởng kinh tế ước đạt cao hơn mục tiêu đề ra, lạm phát được kiểm soát
Sáng nay (21/10), tại nhà Quốc hội, trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất