Thế giới chuẩn bị gì cho sự trở lại khó đoán của Tổng thống đắc cử Donald Trump?

12/11/2024, 09:30

Ông Donald Trump tuyên bố sẽ thay đổi mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh và đối thủ. Ông đã cam kết chấm dứt xung đột ở Ukraine trong 24 giờ, tăng thuế quan và trục xuất hàng triệu người nhập cư trái phép. Với chiến thắng vang dội của ông Trump, thế giới đang chuẩn bị cho 4 năm nữa của sự khó lường và chủ nghĩa bảo hộ "Nước Mỹ trên hết".

Khi Thủtướng Anh Keir Starmer gặp ông Donald Trump tại Trump Tower để dùng bữa tốingày 26/9, đó là một phần trong chiến dịch tấn công quyến rũ của Anh nhằm vunđắp mối quan hệ giữa một nhà lãnh đạo cánh tả và một tổng thống cánh hữu. Vìvậy, khi ông Trump quay sang ông Starmer trước khi chia tay và nói rằng,"Chúng ta là bạn" thì đó là điều không thể không chú ý.

Liệu họ cótiếp tục là bạn bè hay không là điều khó ai có thể đoán được.

Trong nhiềutháng trước khi ông Trump trở lại chính trường và trong những ngày kể từ khichiến thắng của ông được xác nhận, các nhà lãnh đạo nước ngoài đã một lần nữavội vã lấy lòng ông. Các "sứ giả" của họ đã vun đắp quan hệ với nhữngngười trong vòng tròn thân cận của ông Trump hoặc với các nhóm nghiên cứu đượccho là sẽ có ảnh hưởng trong việc thiết lập chính sách với nhiệm kỳ thứ hai củaông.

Một số nhàlãnh đạo, giống như Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine, đang vạch ra cácbước đi để thu hút bản chất thích giao dịch của ông Trump trong khi những ngườikhác như Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cử các nhóm quan chức đến Mỹ đểthăm hàng chục lãnh đạo đảng Cộng hòa với hy vọng họ có thể tác động đến nhữngquyết định của ông Trump về việc áp đặt thuế quan.

Lịch sử chothấy bài học từ nỗ lực xây dựng cầu nối này. Vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên, ôngTrump đã trở nên gay gắt hơn với một số nhà lãnh đạo mà ông đã bắt đầu có quanhệ tốt. Chính sách thương mại bảo hộ và thái độ không thích liên minh của ông,cùng với tính cách thất thường, đã khoét sâu những bất đồng và làm lu mờ mốiquan hệ mà các nhà lãnh đạo nỗ lực vun đắp.

"Có hai sự hiểu lầm về ông Trump", cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho hay trong một cuộc trả lời phỏng vấn. Theo ông: "Thứ nhất là ông Trump sẽ có sự khác biệt giữa lúc nhậm chức với khi còn trong chiến dịch tranh cử. Thứ hai là suy nghĩ cho rằng cách tốt nhất để đối phó với ông ấy là nịnh nọt để được lợi". Ông Turnbull cho rằng ông Trump là một người "rất thích giao dịch".

"Bạnphải có khả năng chứng minh rằng ông ấy sẽ được lợi đối với một hành động cụthể nào đó", ông Turnbull cho hay.

Trước cuộcbầu cử, các nhà lãnh đạo tính đến khả năng ông Trump giành chiến thắng đã tìmđến ông. Ông Zelensky đã gặp ông tại New York cùng tuần với ông Starmer. Thủtướng Israel Benjamin Netanyahu đã đến khu điền trang Mar-a-Lago của ông Trumptại Palm Beach, Florida vào tháng 7 cùng với Thủ tướng Hungary Viktor Orban.Ông Orban được cho là người có nhiều điểm tương đồng với ông Trump để hiểu đượcphong cách của Tổng thống đắc cử Mỹ. Hai người gặp nhau, thường xuyên trao đổiqua điện thoại và dành nhiều lời khen ngợi cho nhau.

Ông Trump từng gọi ông Orban là "một nhà lãnh đạo rất vĩ đại”, người mà một số kẻ không thích chỉ vì "ông ấy quá mạnh mẽ". Về phần mình, ông Orban đã ca ngợi ông Trump là hy vọng duy nhất cho hòa bình ở Ukraine.

Mặc dù cácvấn đề đối ngoại phần lớn không được đề cập trong chiến dịch nhưng ông Trump đãđưa ra một số tuyên bố mà nếu được chuyển thành chính sách thì sẽ thay đổi quanhệ của Mỹ với cả đồng minh và đối thủ. Ông đã cam kết chấm dứt xung đột ở Ukrainetrong 24 giờ, một lời hứa mà nhiều người cho rằng tương đương với việc cắt giảmviện trợ của Mỹ cho Ukraine và mang lại lợi ích cho Nga.

Nhiều ngườitin rằng tác động từ những thay đổi chính sách của ông Trump có thể lớn hơn bấtkỳ điều gì từng thấy kể từ khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu.

"Nó đẩynhanh xu hướng hướng nội vốn đã sâu sắc của nước Mỹ", James Curran, Giáosư lịch sử hiện đại tại Đại học Sydney cho biết.

Đến nay, sau khi chứng kiến nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, thế giới đã biết rằng điều chắc chắn duy nhất là sự không chắc chắn của Tổng thống đắc cử Mỹ. Ông thường nói rằng việc khiến thế giới đoán già đoán non là chính sách đối ngoại lý tưởng của mình. Các quan chức cấp cao trên khắp thế giới đã cố gắng nhấn mạnh các yếu tố trong mối quan hệ của họ với Mỹ sẽ tồn tại lâu dài.

Tại Mexico,Tổng thống Claudia Sheinbaum cho biết hôm 6/11 tuyên bố rằng sẽ có "mốiquan hệ tốt đẹp" với Mỹ, bất chấp những lời đe dọa gần đây của ông Trumpvề việc áp đặt mức thuế quan khổng lồ đối với nước này. Ngoại trưởng ItalyAntonio Tajani nói với Sky News rằng ông tin ông Trump có "cảm tình tựnhiên với Italy" và "tin rằng chúng tôi sẽ làm việc tốt với chínhquyền mới của ông Trump".

Tại Kenya,Ndindi Nyoro, một nghị sĩ trong liên minh cầm quyền của Tổng thống WilliamRuto, cho biết ông nghĩ rằng các chính sách kinh tế của ông Trump sẽ tốt hơncho các nước châu Phi khi nhiều nước của châu lục này đang phải vật lộn với lạmphát gia tăng và nợ nần chồng chất.

Ấn Độ cũng theo dõi bầu cử tổng thống Mỹ với ít lo ngại, tin tưởng rằng với tư cách là quốc gia đông dân nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ năm, họ vẫn sẽ được coi là đối trọng với Trung Quốc.

Ông Trump đã có mối quan hệ đối đầu với Liên Hợp Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, cắt giảm ngân sách cho một loạt các vấn đề bao gồm gìn giữ hòa bình, người Palestine và quyền của phụ nữ, mặc dù Mỹ vẫn là nhà tài trợ hàng đầu. Khi chúc mừng ông Trump về chiến thắng lần này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã gọi hợp tác với Mỹ là "một trụ cột thiết yếu của quan hệ quốc tế".

Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine cho biết tuần trước rằng ông "hiểu mọi rủi ro" nếu Trump giành chiến thắng. Nhưng vào 6/11, ông đã viết trên X rằng ông đánh giá cao "cam kết của Tổng thống Trump đối với cách tiếp cận 'hòa bình thông qua sức mạnh' trong các vấn đề toàn cầu". Thuyết phục ông Trump rằng các ưu tiên của Ukraine nằm trong lợi ích của Mỹ là trọng tâm trong chiến lược vận động hành lang của ông Zelensky.

Trong khiđó, Trung Quốc có khả năng phải đối mặt với mức thuế quan rộng hơn và cao hơnso với mức thuế được áp dụng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump và được Tổngthống Biden tiếp tục.

Nga nhớ rấtrõ rằng chính quyền ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên đã áp đặt lệnh trừng phạtđối với quốc gia này vì nhiều vấn đề.

"Chiếnthắng của ông Trump chắc chắn sẽ không khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn đốivới chúng tôi", Sasha Kots, một blogger quân sự nổi tiếng, viết. "Ôngấy thông minh và khó đoán. Điều này thật nguy hiểm".

Sự hoài nghi của ông Trump trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine chống lại Nga là điều mà ai cũng biết. Ông Trump tuyên bố rằng ông có thể kết thúc cuộc xung đột ở Ukraine trong một ngày, thậm chí có thể trước khi nhậm chức mặc dù ông chưa nói rõ bằng cách nào. Các nhà phân tích lo ngại ông sẽ buộc ông Zelensky phải ký kết một thỏa thuận hòa bình với Tổng thống Vladimir Putin và điều này sẽ củng cố các thành quả về lãnh thổ của Nga tại Ukraine.

Nhưng nhiềungười ủng hộ Ukraine "hoàn toàn không chuẩn bị cho sự trở lại của ôngTrump", Georgina Wright, một chuyên gia chính trị châu Âu tại ViệnMontaigne ở Paris, cho biết. Ông Trump đã ngụ ý rằng ông sẽ không tuân thủ điềukhoản của NATO về yêu cầu phòng thủ tập thể và tuyên bố ông sẽ "khuyếnkhích" Nga "làm bất cứ điều gì họ muốn" đối với các quốc giachưa nộp đủ ngân sách cho liên minh.

Theo NewYork Times, trong nhiều tháng, các quan chức Israel đã cung cấp thông tin tómtắt về cuộc xung đột ở Gaza cho Jared Kushner, con rể của ông Trump, người đãlàm việc về các vấn đề Trung Đông trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông và DavidFriedman - người từng là Đại sứ của ông Trump tại Israel, 2 quan chức giấu tênIsrael cho hay.

ÔngNetanyahu đã có mối quan hệ thăng trầm với ông Trump. Trong nhiệm kỳ đầu tiêncủa mình, ông Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đạisứ quán Mỹ đến đó, mang lại cho ông Netanyahu một chiến thắng lớn. Nhưng vàonăm 2020, ông Netanyahu đã khiến ông Trump tức giận khi chúc mừng ông Biden vềchiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.

Sau chuyến thăm đến Mar-a-Lago hàn gắn quan hệ, ông Netanyahu là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên điện đàm cho ông Trump để có cuộc trò chuyện mà chính phủ Israel mô tả là "ấm áp và thân thiện".

Tại Liênminh châu Âu, những lo lắng về sự trở lại của ông Trump cũng đã dẫn đến cácđộng thái đi trước. Trong những tuần gần đây, Björn Seibert - Trợ lý cấp caocủa Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, đã tổ chức các phiên họp nhómnhỏ với các đại sứ để thảo luận về các kịch bản cho chính quyền Mỹ tiếp theo.Một số quan chức châu Âu cho biết các phiên họp này tập trung vào ông Trump vàthương mại.

Trong khi công khai chúc mừng ông Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thảo luận về chiến lược của châu Âu hướng tới đối với một tổng thống ưa giao dịch khi Mỹ vừa là đồng minh chiến lược vừa là đối tác thương mại lớn nhất của châu Âu.

"Chúng tôi sẽ hướng tới một châu Âu thống nhất hơn, mạnh mẽ hơn và có chủ quyền hơn trong bối cảnh mới này", ông Macron nói trên X.

Kiều Anh/VOV.VN (Tổng hợp)

Thứ Ba, 06:45, 12/11/2024
VOV.VN trên Google News
Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia
VOVLIVE - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Mới nhất