Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, thủ lĩnh Hamas Mohammed Deif vì “tội ác chiến tranh và tội chống lại loài người”. Theo lệnh bắt giữ, các tội ác này được ghi nhận trong giai đoạn ít nhất từ ngày 8/10/2023 đến 20/5 vừa qua.
Ngay khi được công bố, Mỹ và Israel đã bác bỏ lệnh bắt giữ của ICC. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết: “Mỹ về cơ bản bác bỏ quyết định của ICC về việc ban hành lệnh bắt giữ các quan chức cấp cao của Israel. Mỹ bày tỏ quan ngại về việc công tố viên vội vàng tìm kiếm lệnh bắt giữ và những sai sót trong quy trình dẫn đến quyết định này. Mỹ đã nói rõ rằng Tòa án Hình sự quốc tế không có thẩm quyền đối với vấn đề này.”
Trong khi đó, các đại diện của Liên minh châu Âu (EU), Italy, Pháp, Hà Lan, Canada, Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan cho biết tôn trọng quyết định của ICC và có thể thực hiện các lệnh của tòa án. Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Jordan, Ayman Safadi nhấn mạnh người Palestine xứng đáng có được công lý sau những tội ác chiến tranh mà Israel gây ra tại dải Gaza trong hơn một năm qua.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao EU về Chính sách đối ngoại và an ninh, ông Josep Borrell, khẳng định thảm kịch ở Gaza phải chấm dứt: “Đây không phải là quyết định chính trị. Đây là quyết định của tòa án, của Tòa án Hình sự quốc tế. Quyết định này là quyết định ràng buộc. Tất cả các quốc gia, tất cả các bên là quốc gia thành viên của tòa án, bao gồm tất cả các thành viên của EU, đều có nghĩa vụ thực hiện quyết định này.”
Lệnh bắt giữ của ICC cũng ra câu hỏi về việc thực hiện các hoạt động nhân đạo của Liên hợp quốc tại Gaza.
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Stephane Dujarric, cho biết, Liên hợp quốc sẽ vẫn giữa liên lạc với những người phải chịu lệnh bắt giữ theo các quy tắc ban hành năm 2013.
“Liên hợp quốc có thể liên lạc nhưng phải hạn chế và thông báo bằng văn bản cho ICC. Vì trong bất kỳ cuộc xung đột nào, nếu chúng ta muốn thấy lệnh ngừng bắn, nếu chúng ta muốn thấy sự gia tăng viện trợ nhân đạo, chúng ta phải nói chuyện với những người liên quan đến cuộc xung đột. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không lên án những hành vi vi phạm luật nhân đạo, chúng ta không lên án những vụ giết người. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng.”
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) không có lực lượng cảnh sát riêng để thực hiện các vụ bắt giữ. ICC dựa vào 124 quốc gia thành viên để thực hiện quyết định, với các biện pháp ngoại giao. Vì vậy, động thái của ICC chủ yếu mang tính biểu tượng. Những người bị phát lệnh bắt thường tránh đến những nước này.
Trong khi đó, sáng 22/11, trên toàn khoản X cá nhân, Ngoại trưởng Australia Penny Wong viết: “Australia tôn trọng sự độc lập của Tòa án Hình sự quốc tế và vai trò của nó trong việc duy trì luật pháp quốc tế”. Ngoại trưởng Penny Wong nhấn mạnh quan điểm rõ ràng của nước này trong việc “các bên của xung đột cần phải tuân thủ luật nhân đạo quốc tế. Dân thường phải được bảo vệ. Con tin phải được thả. Hàng hóa nhân đạo phải được vận chuyển nhanh chóng, an toàn và không bị cản trở đến với dân thường. Nhân viên cứu trợ phải được bảo vệ để thực hiện công việc của mình”.
Ngoại trưởng Penny Wong cho hay nước này “tập trung làm việc với các quốc gia mong muốn hòa bình để tạo sức ép để các bên đạt được lệnh ngừng bắn cần thiết”.
Tuyên bố này cho thấy chính phủ Australia muốn tránh đề cập việc có thực thi lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant và một thủ lĩnh của Hamas Mohammed Deif của Tòa án Hình sự quốc tế hay không cho dù nước này là một thành viên của tòa. Thay vào đó, Australia muốn tập trung tìm cách để các bên đạt được lệnh
Theo truyền thông Australia, sau thông báo của Tòa án Hình sự quốc tế, Người phát ngôn Nhà Trắng (Mỹ) đã bác bỏ phán quyết này trong khi các đại diện của Liên minh châu Âu, Italy, Pháp, Hà Lan, Canada, Ireland và Jordan cho biết các nước này tôn trọng quyết định của tòa án và có thể thực hiện các lệnh của tòa.