Thái Lan đối mặt nguy cơ bất ổn chính trị khi thủ tướng bị phế truất

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch) Theo CNA | 14/08/2024, 20:24

Tòa án Hiến pháp Thái Lan ngày 14/8 đã bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin với cáo buộc vi phạm Hiến pháp khi bổ nhiệm vào nội các một cựu luật sư từng có tiền án tiền sự.

Điều này làm dấy lên mối lo ngại về tình hình bất ổn chính trị và việc thiết lập lại liên minh cầm quyền ở Thái Lan.

Như vậy, ông Srettha trở thành thủ tướng thứ 4 của Thái Lan bị phế truất theo phán quyết của tòa án trong vòng 16 năm qua. Phán quyết của tòa cho biết, ông đã vi phạm hiến pháp khi bổ nhiệm một bộ trưởng không đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức.

Trong cuộc bầu cử hồi tháng 5 năm ngoái, đảng Pheu Thai của ông Srettha về thứ 2. Tuy nhiên với việc đảng dẫn đầu là Tiến bước thất bại trong việc thành lập chính phủ, Pheu Thai chọn ông làm ứng viên thủ tướng và được quốc hội Thái Lan bầu vào tháng 8/2023.

Với việc ông Srettha bị phế truất sau khi lên nắm quyền chưa đầy một năm, Quốc hội Thái Lan buộc phải triệu tập để chọn ra thủ tướng mới nhằm tránh nguy cơ dẫn đến nhiều biến động ở một quốc gia phải chứng kiến nhiều cuộc đảo chính và các cuộc đấu đã giữa những đảng phái chính trị trong suốt hai thập kỷ qua.

Ông Srettha phủ nhận hành vi sai trái khi bổ nhiệm cựu luật sư Shinawatra Pichit Chuenban vào nội các. Luật sư này từng bị giam giữ một thời gian ngắn vì cáo buộc tìm cách hối lộ nhân viên tòa án, nhưng cáo buộc này vẫn chưa được chứng minh.

Năm 2008, ông Pichit cùng với 2 đồng nghiệp bị kết án 6 tháng tù vì coi thường tòa án sau khi bị cáo buộc tìm cách hối lộ các quan chức tòa án bằng 2 triệu baht (55.218 USD) đựng trong hộp thức ăn. Sau vụ việc, ông Pichit bị treo giấy phép hành nghề luật sư 5 năm.

Phó thủ tướng Phumtham Wechayachai dự kiến ​​sẽ đảm nhiệm vai trò người đứng đầu chính phủ tạm thời.

Hiện các ứng viên thủ tướng tiềm năng gồm có Paetongtarn Shinawatra - con gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra; Bộ trưởng Nội vụ Anutin Charnvirakul; Bộ trưởng Năng lượng Pirapan Salirathavibhaga và Prawit Wongsuwan, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng.  

Tuần trước, Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra yêu cầu giải tán Đảng Tiến bước (MFP) đối lập vì chiến dịch yêu cầu cải cách điều 112 của Bộ luật Hình sự Thái Lan, tức điều luật chống khi quân. Theo Tòa án Hiến pháp, chiến dịch thay đổi luật chống khi quân của Đảng Tiến bước là một nỗ lực ngầm nhằm làm suy yếu quyền lực của Hoàng gia Thái Lan.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất