Tấn công mạng gây thiệt hại ghê gớm cho các doanh nghiệp Nhật Bản

PV/VOV-Tokyo | 19/07/2024, 09:30

Tấn công mạng tại Nhật Bản đang gia tăng nghiêm trọng, gây thiệt hại ngày một ghê gớm cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại nước này.

Trong bối cảnh tấn công mạng đang gia tăng trên toàn thế giới, Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù là nước có công nghệ tin học phát triển vào bậc nhất thế giới và đang tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa, đối phó nhưng Nhật Bản vẫn đang phải chịu những thiệt hại to lớn do tấn công mạng gây ra.

Theo thông tin từ Bộ Tổng vụ Nhật Bản, tấn công mạng tại nước này đang gia tăng nghiêm trọng, gây thiệt hại ngày một ghê gớm cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Nhật Bản. Con số thiệt hại trung bình hàng năm mỗi tổ chức phải gánh chịu lên tới 328,5 triệu Yên (tương đương khoảng 55 tỷ đồng). Còn theo Cơ quan nghiên cứu thông tin truyền thông Nhật Bản, các vụ tấn công mạng xảy ra từ đầu năm đến nay đã tăng gấp 25 lần so với năm 2014, và cứ 14 giây lại xảy ra 1 vụ tấn công mạng.

Đánh giá thiệt hại do các vụ tấn công mạng gây ra, ông Sakai Hitoshi -  chuyên gia của Cơ quan nghiên cứu giải pháp công nghệ Nhật Bản nói cho biết, mục đích của các tập đoàn tội phạm công nghệ cao chủ yếu là tiền. Tuy nhiên, thiệt hại do tấn công mạng gây ra không chỉ là tiền tin tặc lấy được, còn là các chi phí để nghiên cứu đối phó, để thay thế công nghệ, thiết bị nhằm tăng khả năng chống chịu. “Chỉ riêng trong năm 2023, đã có 197 công ty phải tiến hành thay thế công nghệ, thiết bị để đối phó với tấn công mạng với chi phí khổng lồ. Đó là còn chưa kể tới những sang chấn tâm lý các nạn nhân phải gánh chịu”, ông Sakai Hitoshi nhìn nhận.

Được biết hiện nay, một loạt các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như Công ty sản xuất thép JFE Steel, Mitsubishi Denki, NTT Communication... đã không ngần ngại chi những khoản tiền rất lớn để đổi mới công nghệ, thay thế thiết bị, thuê mướn chuyên gia, phát triển phần mềm chống tin tặc (hacker)... nhằm đối phó với tấn công mạng mặc dù các công nghệ và thiết bị đang sử dụng vẫn còn tốt.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn tỏ ra không hoàn toàn tự tin là có thể đối phó triệt để với tội phạm công nghệ cao, trong khi có nhiều doanh nghiệp như nhà xuất bản uy tín bậc nhất Nhật Bản KADOKAWA, doanh nghiệp sản xuất kính và dụng cụ quang học hàng đầu HOYA vẫn chưa giải quyết xong thiệt hại do tấn công mạng gây ra từ đầu năm nay.

Bài liên quan
Đã có ngân hàng của Việt Nam bị tin tặc đánh cắp 100 tỷ đồng
Theo Trung tâm An ninh mạng Quốc gia, Cục A05, Bộ Công an, thời gian qua, nhiều tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Đáng chú ý, ngành ngân hàng cũng nằm trong số các lĩnh vực bị ảnh hưởng, cho thấy mức độ nghiêm trọng và tinh vi của các hình thức tấ

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sáng 18/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận các vấn đề KT-XH và chống lãng phí
Về công tác thực hành tiết kiệm, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế đặc thù để xử lý tình trạng các trụ sở dôi dư của các đơn vị sau sắp xếp, tránh lãng phí; áp dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc trong quản lý tài sản công...
  • Ngộ độc methanol vì sử dụng cồn giả
    Trong nhiều năm qua, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận không ít trường hợp từ ngộ độc nhẹ đến mù mắt, di chứng não hoặc tử vong do ngộ độc methanol vì sử dụng cồn giả.
  • Thủ tướng yêu cầu bảo đảm thực hiện thủ tục hành chính thông suốt, hiệu quả
    Thủ tướng vừa có công điện số 90 ngày 17/6 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương; đồng kính gửi Bí thư tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo về việc bảo đảm thực hiện thủ tục hành chính thông suốt.
  • Có gì mới trong bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, thành?
    Việt Nam sẽ có 28 tỉnh và 6 thành phố, trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp. Những không gian du lịch mới hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho các điểm đến; các tuyến tour nội tỉnh, liên tỉnh có thể phát triển đa dạng hơn và quy mô lớn hơn.
Mới nhất