Sữa tươi có thực sự tốt cho sức khỏe?

CTV Diệp Thảo/VOV.VN (Biên dịch) Theo Healthshots | 24/07/2022, 09:07

Sữa tươi được coi là thức uống dinh dưỡng phổ biến trên thế giới. Là nguồn cung cấp canxi và các khoáng chất dồi dào, sữa tươi có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhưng sữa tươi có thực sự tốt như chúng ta vẫn nghĩ?

Sữa tươi liệu có tốt cho sức khỏe không?

Sữa tươi (hay còn gọi là “kacha doodh”) là sữa từ động vật, thường là bò và dê, được sử dụng trực tiếp bởi con người mà không trải qua quá trình thanh trùng. Bắt đầu từ những năm 1900, sữa tươi rất phổ biến trên toàn thế giới. Một số người cho rằng sữa tươi có nhiều dinh dưỡng hơn sữa tiệt trùng; tuy nhiên, các chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa không bị ảnh hưởng bởi quá trình tiệt trùng.

Lợi ích của việc tiêu thụ sữa tươi

Nhiều chuyên gia tin rằng khi sữa được tiệt trùng, các vi khuẩn gây hại trong sữa đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng, axit amin và enzym tồn tại trong sữa tươi nguyên chất vốn có đặc tính kháng sinh giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn; do đó việc tiệt trùng là không cần thiết.

Ngoài ra, so với sữa tiệt trùng, sữa tươi có thể khiến cơ thể cảm thấy no lâu hơn; từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Sữa tươi cũng có mặt trong quy trình chăm sóc da hằng ngày để mang đến vẻ ngoài rạng rỡ và trẻ trung hơn cho phụ nữ.

Tác dụng phụ của sữa tươi

Vì được lấy trực tiếp từ các trang trại nên chất lượng của sữa tươi hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn của gia súc, cách thức, địa điểm nuôi dưỡng cũng như quy trình lấy sữa.

“Sữa tươi có chứa nhiều vi khuẩn như Listeria, E.coli, Shigella, Yersinia, Coxiella, Salmonella, Campylobacter – nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm. Hơn 100 ca bệnh đã được ghi nhận trên toàn thế giới được cho là có nguyên nhân từ việc uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng,” Tiến sĩ Charu Dutt Arora, Viện Khoa học Y tế Châu Á, cho biết .

“Hầu hết các bệnh nhân đều mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như đau dạ dày, đi ngoài và nôn mửa. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng như Hội chứng Guillain Barre có thể dẫn đến tê liệt toàn thân, thậm chí tử vong,” ông nói thêm.

Phần đông trong số những ca bệnh được ghi nhận là phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV hoặc ung thư./.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông  giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.
  • Những điểm lý tưởng ngắm pháo hoa tối 30/4 ở TP.HCM
    Công viên bờ sông Sài Gòn, Bến Bạch Đằng, các quán cà phê ở tòa nhà cao nhất Việt Nam là địa điểm lý tưởng “bắt trọn” khoảnh khắc pháo hoa rực sáng tối 30/4.
  • Lượng khách đi máy bay qua Nội Bài và Tân Sơn Nhất bất ngờ giảm mạnh
    Thống kê của ngành hàng không cho thấy, sau 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng hành khách đi, đến Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã giảm tương đối nhiều, nhất là lượng khách đi các tuyến nội địa.
  • Thiêng liêng hành trình ra Trường Sa ngày Giải phóng
    Chào mừng 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2024), sáng nay, đoàn công tác số 14 trên tàu Kiểm Ngư 491/CĐKN 4 - Vùng 4 Hải Quân do Đại tá Cao Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Hải Quân làm trưởng đoàn đã khởi hành đi thăm động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-1.
Mới nhất