Số lượng du học sinh của Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

17/02/2024, 12:51

Theo Acumen, Việt Nam, Indonesia và Malaysia là ba thị trường lớn nhất ở Đông Nam Á về số du học sinh ở nước ngoài, trong đó Việt Nam dẫn đầu.

Tổ chức tư vấn giáo dục quốc tế Acumen dẫn thống kê của UNESCO cho thấy Việt Nam có hơn 132.000 du học sinh trong giai đoạn 2021 - 2022. Theo sau là Malaysia và Indonesia, mỗi nước có hơn 56.000 du học sinh, còn Thái Lan có 32.000 du học sinh.

Hai điểm đến hàng đầu của du học sinh Việt Nam là Nhật Bản (hơn 44.100 người) và Hàn Quốc (gần 25.000). Trong khi đó, người Indonesia, Malaysia và Thái Lan, dịch chuyển nhiều nhất tới Anh và Australia. Với thị trường Mỹ, du học sinh Việt Nam cũng dẫn dầu Đông Nam Á, với hơn 23.100 người.

Trong 5 quốc gia người Việt Nam du học nhiều nhất còn có Australia (hơn 14.100) và Canada (gần 9.000).

Số lượng du học sinh của Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á. (Nguồn: UNESCO)

Số lượng du học sinh của Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á. (Nguồn: UNESCO) 

Còn theo Nikkei Asia, tại Mỹ, Việt Nam nằm trong top 10 nguồn sinh viên quốc tế hàng đầu trong hơn một thập kỷ qua. Theo dữ liệu chính thức vào năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 5 về số lượng sinh viên theo học tại quốc gia này.

ICEF Monitor, trang thông tin về giáo dục quốc tế, khẳng định Việt Nam nằm trong 10 thị trường hàng đầu thế giới về du học. Du học sinh Việt Nam nằm trong top 5 về số sinh viên quốc tế ở Mỹ, đứng thứ 2 ở Nhật, thứ 6 ở Australia và dẫn đầu ở Đài Loan.

Xu hướng du học của sinh viên Việt Nam phổ biến đến mức các trường đại học trải dài từ Phần Lan đến Hàn Quốc đều coi Việt Nam là quốc gia chiếm tỷ lệ lớn nhất về số lượng sinh viên. Thậm chí Quốc hội Mỹ còn đưa ra một chương trình học bổng, Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) vào năm 2003 để thu hút sinh viên.

Theo nhận định của Nikkei Asia, trải qua hơn hai thập kỷ gửi sinh viên đi tham gia các chương trình du học, Việt Nam đang tới hồi “thu hoạch”. Những thế hệ du học sinh đầu tiên đã tốt nghiệp và đi làm, thường là ở nước ngoài và giờ đây họ mang kinh nghiệm đó về Việt Nam khi sự nghiệp đã chín muồi.

Báo cáo của UNESCO không đề cập đến Trung Quốc nhưng cũng được coi là một điểm đến hàng đầu với sinh viên Đông Nam Á. Chính phủ Trung Quốc không công bố dữ liệu tuyển sinh quốc tế kể từ năm 2020, nhưng vào năm 2019, nước này đã đón 28.600 sinh viên Thái Lan, 15.000 sinh viên Indonesia, 11.300 sinh viên Việt Nam và 9.500 sinh viên Malaysia.

Trà Khánh(Nguồn: Nikkei Asia, ICEF )

Bài liên quan
U23 Thái Lan có thể giúp bóng đá Đông Nam Á đi vào lịch sử U23 châu Á
Nếu U23 Thái Lan lọt vào tứ kết U23 châu Á 2024, bóng đá Đông Nam Á sẽ làm được điều chưa từng có trong lịch sử sân chơi này.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất