Nhật Bản đẩy mạnh nghiên cứu phát triển máy tính lượng tử

Tuấn Nhật, Ngọc Huân/VOV-Tokyo | 11/09/2024, 07:29

Công ty Fujitsu, một doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông hàng đầu của Nhật Bản đang phối hợp với Đại học Osaka nghiên cứu phát triển một loại máy tính được coi là thế hệ mới sẽ thay thế các máy tính đang được sử dụng rộng rãi hiện nay – máy tính lượng tử.

Phát minh này là một phương pháp tính toán mới, và với phương pháp này, chỉ cần một thiết bị đầu cuối nhỏ cũng có thể tạo ra tốc độ xử lý thông tin nhanh gấp nhiều lần tốc độ của các máy tính hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu phát triển máy tính lượng tử (Quantum Computer) từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu vấp phải một vấn đề là phải làm sao để khuyếch đại bit lượng tử (quantum bit) - đối tượng cơ bản của thông tin trong tính toán lượng tử, tương đương với não của con người nhằm nâng cao tính năng của máy tính.

Nhưng với phương pháp mới do nhóm nghiên cứu của Fujitsu và Đại học Osaka phát minh, không cần cấp độ khuyếch đại quá lớn như trước đây, cũng có thể tạo ra tốc độ tính toán cực nhanh, thậm chí vượt trội hẳn các siêu máy tính hiện nay. Cụ thể, nhóm chỉ sử dụng 60 ngàn bít lượng tử, chứ không cần tới 1 triệu bít lượng tử như từ trước đến nay, để đưa vào phân tích kết cấu, thành phần của một vật liệu siêu dẫn (superconductor). Và, chỉ cần 10 tiếng đồng hồ là đã có kết quả chính xác, trong khi các siêu máy tính hiện nay phải cần tới 5 năm để đưa ra cùng một thông tin. Ông Sato Shintaro – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lượng tử của Fujitu nói:

“Các máy tính mà chúng ta đang sử dụng hiện nay áp dụng hệ nhị phân với 2 con số là 0 và 1 để biểu hiện và xử lý thông tin. Còn với máy tính lượng tử, có thể chồng ghép 0 và 1 để tạo ra bit lượng tử. Dựa vào bit lượng tử sẽ tạo ra máy tính lượng tử. Càng tạo được nhiều bit lượng tử, tốc độ tính toán và xử lý thông tin sẽ càng nhanh”  

Ông Sato cũng nhấn mạnh một cách lạc quan: “Từ góc độ những khái niệm chung như trên, có thể khẳng định với phát minh này, quá trình nghiên cứu, phát triển máy tính lượng tử để đưa vào cuộc sống sẽ tăng tốc độ gấp nhiều lần. Theo đó, trong một tương lai không xa, máy tính lượng tử sẽ được phổ biến, thay thế các máy tính hiện nay, bao gồm cả các siêu máy tính”

Bài liên quan
17 người thương vong do tuyết ở Nhật Bản, 30.000 người sơ tán vì cháy rừng ở Mỹ
Sự khắc nghiệt kỷ lục của mùa đông năm nay đang tiếp tục kéo dài tại Nhật Bản, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cả về người và của cho nhiều địa phương. Trong khi đó, cháy rừng tại Mỹ đã khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất