Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, 9X Việt kể về những giờ học căng thẳng ở ĐH Stanford

15/04/2024, 15:21

Trình Phương Quân tốt nghiệp Đại học Stanford (Mỹ) với điểm GPA tuyệt đối 4.0/4.0, trong đó hơn một nửa số môn đạt điểm A+.

Trình Phương Quân sinh năm 1991, tốt nghiệp ngành thạc sĩ Kỹ thuật và Môi trường tại Đại học Stanford vào năm 2023. Trước đó, Quân học ngành Kiến trúc, trường Đại học kiến trúc TP.HCM và ngành Thiết kế bền vững tại Đại học Quốc gia Singapore. Từ năm 2012 đến 2023, Phương Quân đạt 14 giải thưởng quốc tế về kiến trúc và thiết kế.

Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, 9X Việt kể về những giờ học căng thẳng ở ĐH Stanford - 1

Trình Phương Quân cùng bố mẹ trong ngày tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Stanford, tháng 6/2023.

Học chương trình Masters by Coursework (thạc sĩ ứng dụng) với mục đích nhanh chóng tốt nghiệp để tiết kiệm chi phí, thời gian và kiến thức có thể áp dụng ngay vào công việc, Phương Quân được Đại học Stanford hỗ trợ 40% học phí kèm 7.000 USD tiền bảo hiểm sức khỏe trọn gói. 

Stanford là nơi hội tụ nhân tài ở khắp nơi trên thế giới, không phân biệt màu da, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội. “Đôi khi người học cùng bạn có thể là người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng mà bạn không hề hay biết”, Quân nói và cho biết từng có trải nghiệm học chung lớp cùng ái nữ nhà tỷ phú Bill Gates. 

Tỷ phú Bill Gates và con gái dự sự kiện của tờ Time hè năm 2022. (Ảnh: Instagram Phoebe Gates)

Tỷ phú Bill Gates và con gái dự sự kiện của tờ Time hè năm 2022. (Ảnh: Instagram Phoebe Gates)

Phương Quân nói đó là cơ duyên khá đặc biệt. Lớp học đại cương ở Stanford thường có quy mô khá lớn, gần như bất kỳ sinh viên nào từ bậc đại học và cao học đều phải học qua môn "Phương pháp lập trình". Có đông đảo sinh viên đến từ nhiều nền văn hoá và tầng lớp khác nhau.

Khi xem danh sách sinh viên trên trang web Canvas, Phương Quân bất ngờ khi thấy mình học chung lớp với con gái của Bill Gates - cô gái Phoebe Adelle Gates, sinh năm 2002. Hiện ái nữ nhà tỷ phú là sinh viên ngành múa trường Đại học Stanford và dự kiến sẽ tốt nghiệp vào năm 2025.  

“Tôi hay đùa với bạn bè mình rằng, nhờ được học chung một môn với con gái Bill Gates, mà kỳ đó tôi được 3 điểm A+", Phương Quân chia sẻ.

Trong lớp thạc sĩ, anh học còn học cùng Anya Goeders - người giữ kỷ lục quốc gia Mỹ ở nội dung bơi 50 mét tự do. Năm 2016, Anya xếp thứ 27 nữ nhanh nhất thế giới ở nội dung 50 mét tự do và xếp thứ 5 ở nội dung 50m tự do tại Giải vô địch Thế giới 2016. Vừa học thạc sĩ, Anya vừa là vận động viên trong đội tuyển bơi lội của trường. 

Ngoài ra, trong nhóm của Quân còn có Alexis Kam - thần đồng người Mỹ, mới 17 tuổi đã tốt nghiệp cử nhân ngành Kỹ thuật Cơ khí tại trường Đại học Cal State và học tiếp thạc sĩ tại Stanford năm 18 tuổi; hay Cesar Portocarrero, kỹ sư người Peru đầu tiên đạt học bổng danh giá Knight Hennessy, nói thông tạo 6 thứ tiếng và điểm TOEFL đạt tuyệt đối 120/120. 

Quân chia sẻ, dù là người nổi tiếng, nhưng con gái của tỷ phú Bill Gates hay những nhân vật trên giống như bao sinh viên khác, đều phải nỗ lực rất nhiều trong khoảng thời gian học tập tại ngôi trường top 2 thế giới. 

“Những sinh viên, học viên dù gia thế khủng tới đâu thì ở Stanford đều có cuộc sống bình dị như bao người. Sinh viên đa phần đều đạp xe đi học và ăn uống ở canteen hoặc tự nấu”, anh nói.

Quân nhận thấy tại Stanford, không quan trọng bạn xuất thân thế nào, mọi sinh viên đều được đối xử bình đẳng và tiếp cận cơ hội với giáo dục như nhau.

“Chúng tôi cũng tôn trọng sự riêng tư của nhau. Gần như mọi người đều rất giản dị, không thích sự phô trương. Việc bạn sử dụng điện thoại, đeo túi hiệu gì, đi xe hãng nào không quá quan trọng. Sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến đây để học tập và tìm cách làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn”, Quân cho hay. 

Một hội thảo tại Đại học Stanford.

Một hội thảo tại Đại học Stanford.

Việc học tại Stanford theo Quân đánh giá là khá truyền thống, áp lực và nghiêm khắc. Việc làm bài tập hàng tuần, thi cử, giao đề cương, sửa bài sau khi thi và điểm danh hàng ngày tại Stanford gần giống với những gì anh từng trải qua ở trường trung học phổ thông công lập tại Việt Nam. 

Tại đây không có chuyện biến mất trong suốt cả học kỳ rồi xuất hiện vào phút cuối để thi qua môn. Quân nhận thấy một điểm thú vị khá giống với cách thi cử truyền thống tại Việt Nam đó là các môn thi thường sẽ được giáo sư cung cấp đề cương, và giới hạn phần sẽ ra trong bài thi cũng như cung cấp bài thi thử (practice exam) để sinh viên có thể tự luyện tập.

Một số môn có giờ học phụ đạo bắt buộc có điểm danh và giờ trao đổi tự chọn với giáo sư. Ở ngôi trường danh tiếng này, sinh viên học theo hệ quý thay vì học kỳ. Một năm học sẽ có 3 quý, mỗi quý có 10 tuần. Học theo quý (quarter) giúp sinh viên có thể linh động hơn trong việc học và chọn môn, cũng như học kỳ hè sẽ là học kỳ hoàn chỉnh như các kỳ thu, đông và xuân.

Do vậy, các sinh viên có thể chủ động sắp xếp lịch học và rút ngắn chương trình. Tuy nhiên, vì một học kỳ được rút ngắn so với kỳ truyền thống, tốc độ học theo quý rất nhanh. Sinh viên phải dành toàn thời gian cho việc học phân bổ hợp lý, thay vì “nước đến chân mới nhảy”. Mỗi tuần, tùy từng môn, Quân phải tham gia 2-3 buổi học cho mỗi môn và khối lượng bài tập hàng tuần rất lớn. 

Tại Stanford, việc học hành và thi cử được thực hiện nghiêm túc. Nếu sinh viên cố gắng sao chép hoặc sử dụng ChatGPT để giải bài tập, sẽ bị phát hiện và bị đánh rớt môn ngay lập tức. 

“Chúng tôi phải thi làm trên giấy, viết tay hoàn toàn. Bài thi được chấm kỹ và chính xác đến từng ý theo barem; sau đó được đăng trên trang Gradescope - nền tảng chấm điểm và trả đánh giá bài thi của sinh viên các trường ở Mỹ. Sinh viên sau khi nhận kết quả có thể kiểm tra và trao đổi với trợ giảng hoặc giáo sư nếu có vấn đề thắc mắc hoặc sai sót. Điểm số và xếp hạng các sinh viên đều là thông tin cá nhân, chỉ bạn có thể biết được”, anh chia sẻ.

Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, 9X Việt kể về những giờ học căng thẳng ở ĐH Stanford - 4

Phương Quân trên đường đến lớp.

Nói về thách thức lớn nhất khi học tại Stanford, Quân đánh giá, áp lực từ khối lượng công việc và sự nghiêm ngặt trong quy trình học tập.

Bài tập hàng tuần và các kỳ thi đều đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên nhẫn. Với Quân, việc quản lý thời gian và tự tổ chức là vô cùng quan trọng. Anh luôn cố gắng lên lịch làm việc rõ ràng và tuân thủ theo đó. Ngoài ra, anh tham gia các nhóm học tập và tận dụng các nguồn tài liệu phụ trợ để nắm vững kiến thức và giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học. 

“Với những bạn trẻ có ý định học tập tại một trường đại học hàng đầu như Stanford, tôi muốn gởi gắm, rằng hành trình này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhẫn mà còn yêu cầu sự quyết tâm và sự tự tin cao độ”, anh Quân nói. 

Tháng 6/2023, Phương Quân tốt nghiệp Đại học Stanford với điểm GPA tuyệt đối 4.0/4.0, trong đó hơn một nửa số môn đạt điểm A+.

Sau tốt nghiệp, Quân đang làm việc làm việc về lĩnh vực kiến trúc và thiết kế bền vững, đặc biệt áp dụng các giải pháp thiết kế thụ động (passive design) và mô phỏng công trình trên máy tính để tích lũy kinh nghiệm.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Chiều 29/4, tiếp tục chương trình công tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông  giai đoạn 2021 - 2025.
  • Những điểm lý tưởng ngắm pháo hoa tối 30/4 ở TP.HCM
    Công viên bờ sông Sài Gòn, Bến Bạch Đằng, các quán cà phê ở tòa nhà cao nhất Việt Nam là địa điểm lý tưởng “bắt trọn” khoảnh khắc pháo hoa rực sáng tối 30/4.
  • Lượng khách đi máy bay qua Nội Bài và Tân Sơn Nhất bất ngờ giảm mạnh
    Thống kê của ngành hàng không cho thấy, sau 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng hành khách đi, đến Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã giảm tương đối nhiều, nhất là lượng khách đi các tuyến nội địa.
  • Thiêng liêng hành trình ra Trường Sa ngày Giải phóng
    Chào mừng 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2024), sáng nay, đoàn công tác số 14 trên tàu Kiểm Ngư 491/CĐKN 4 - Vùng 4 Hải Quân do Đại tá Cao Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Hải Quân làm trưởng đoàn đã khởi hành đi thăm động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-1.
Mới nhất