Người dân Thừa Thiên Huế dùng bao cát, rọ đá gia cố tạm thời bờ biển sạt lở

Lê Hiếu/VOV-Miền Trung | 27/10/2020, 16:33

Tại bờ biển xã Phú Thuận, chính quyền địa phương huy động người dân gia cố đê bao, đắp hàng chục nghìn bao cát tại các vị trí xâm thực nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân trước bão số 9.

Những ngày này, người dân các thôn: An Dương, Trung An, Tân An, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung ra bờ biển để gia cố bờ biển bị sạt lở. Đợt lũ lịch sử kéo dài vừa qua sóng biển lớn làm hơn 4km bờ biển qua địa bàn xã Phú Thuận bị sạt lở, xâm thực sâu vào đất liền hàng chục mét, đe dọa trực tiếp nhà cửa của người dân.

Ông Lê Thanh Truyền ở thôn Trung An, xã Phú Thuận cho hay, gần nửa tháng qua, sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 20m, kéo dài hàng cây số. Tình hình sạt lở rất nghiêm trọng. Người dân xã Phú Thuận đang dồn sức  đắp kè chống sạt lở khẩn cấp bảo vệ xóm làng.

“Xâm thực năm nay quá lớn, xã Phú thuận từ 3 thôn, Tân An, Trung An và Xuân An, xâm thực vào tầm 20 mét. Từ ngày 14 đến nay, bà con nhân dân vận động một số mạnh thường quân ủng hộ và bỏ công ra để làm. Mua thép B40, mua cọc, để cừ những phần sạt lở. Đây là phương án tạm thời để giữ đất”.

Công trình kè chống sạt lở ở xã Phú Thuận dài 750m, hai đầu khóa kè đã bị sóng lớn phá hỏng, vỡ dầm chắn; chân khóa đầu kè bị xói; đá đoạn khóa kè cũng bị sập móc gần 20m, kéo dài khoảng 10m. Tại khu vực đầu múi kè, liên tục có sóng lớn và triều cường làm nhiều doi cát ở khu vực này sạt lở sâu vào chân khu vực rừng dương phía trong, đe dọa nhiều nhà dân. 

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Vang cho hay, đối phó với bão số 9, chúng tôi phải di dời khẩn cấp gần 100 hộ với hơn 400 khẩu trong vùng sạt lở đến nơi tránh trú an toàn.

“Đến thời điểm này, đã huy động trên 10.000 lượt người, cán bộ và nhân dân, đặc biệt là Hải đội 2 biên phòng, Đồn biên phòng của khẩu Thuận An. Tập trung mọi nhân lực, vật lực để gia cố đê bao tạm thời những điểm xung yếu sạt lở trên địa bàn. Tính đến thời điểm này, chúng tôi đã gia cố khoảng 3km, với 60.000 bao cát và 12.000 cọc bạc hà, khoảng 500m B40 để gia cố trước mắt những điểm sạt lỡ xung yếu”, ông Đặng Tiến Tùy nói.

Những ngày qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng tham gia cùng chính quyền và người dân xã Phú Thuận đã đắp hơn 60.000 bao cát tại các vị trí xâm thực với chiều dài hơn 3km và gia cố các đoạn đê kè biển bị hư hại. Liên tục trong nhiều ngày qua, nhiều đoạn đê kè, vị trí xâm thực được khắc phục tạm thời.

Trung tá Lê Văn Hải, Hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Đơn vị đã triển khai cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao ý thức trách nhiệm trong tham gia nhiệm vụ di dời dân trong lụt bão. Trong nhiệm vụ phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương, đã gia cố những khu vực đê kè chống sạt lở, chống xói biển. Ngay sau đợt triển khai đến nay, đơn vị đã triển khai hơn 200 cán bộ chiến sĩ tham gia”./.

Bài liên quan
Nỗi lòng dân miền biển U Minh - Lo con sóng dữ, chờ hoài con đê
Một đoạn đê biển Tây dài 9 km ở Cà Mau chưa được nâng cấp. Cứ dông gió lớn, triều cường dâng cao là nước tràn qua đê. Không chỉ nhà cửa ngập lênh láng mà vuông tôm của người dân sống bên trong cũng bị san phẳng. Điều này trở thành nỗi khắc khoải của người dân suốt thời gian dài.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Bế mạc Phiên họp 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu bế mạc Phiên họp 32, chiều 23/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 4,5 ngày làm việc, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến với 19 nội dung và cho ý kiến bằng văn bản về 3 báo cáo của Chính phủ.
Mới nhất