Nên mở tiết kiệm gửi góp hay gửi thông thường?

Bằng Lăng(tổng hợp) | 15/06/2024, 17:10

Khi có tiền nhàn rỗi, nhiều người lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng nhưng không biết nên mở tiết kiệm gửi góp hay gửi thông thường?

Tiết kiệm gửi góp là gì?

Tiết kiệm gửi góp hay tiết kiệm tích lũy là hình thức gửi tiết kiệm linh hoạt, cho phép khách hàng có thể gửi thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm bất cứ lúc nào trong kỳ hạn gửi.

Khi có khoản tiền nhàn rỗi, khách hàng có thể dễ dàng gửi thêm vào tài khoản tiết kiệm để tăng số tiền tích lũy và tăng lợi nhuận.

Tùy thuộc vào từng ngân hàng, khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn gửi góp đa dạng, từ một tháng đến chục năm.

Tiết kiệm thông thường 

Tiết kiệm thông thường là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với đa dạng phương thức trả lãi, bao gồm: trả lãi đầu kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng 06 tháng/lần và cuối kỳ.

Đây là khoản tiết kiệm trong đó số tiền gốc và lãi suất, kỳ hạn gửi và cách thức thanh toán đã được thỏa thuận tại thời điểm gửi tiền.

Tiết kiệm gửi góp và gửi thông thường đều có ưu và nhược điểm riêng. (Ảnh minh họa)
Tiết kiệm gửi góp và gửi thông thường đều có ưu và nhược điểm riêng. (Ảnh minh họa)

Nên mở tiết kiệm gửi góp hay gửi thông thường?

Mỗi hình thức gửi tiết kiệm sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, việc chọn gửi tiết kiệm tích lũy hay gửi thông thường sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người gửi. 

Gửi tiết kiệm thông thường có ưu điểm là lãi suất cao hơn tiết kiệm tích lũy, không chịu biến động của thị trường và đa dạng các kỳ hạn. 

Trong khi đó, gửi tiết kiệm tích lũy có ưu điểm là không cần số tiền gửi ban đầu quá lớn, bổ sung vốn linh hoạt định kỳ hàng tháng. Lãi suất được cộng dồn từng tháng do số vốn định kỳ tăng lên. Kỳ hạn tối thiểu ngắn linh hoạt từ 3 tháng đến 10 năm.

Nhược điểm của tiết kiệm thông thường là không thể bổ sung vốn, trừ khi hết kỳ hạn cũ. Ngoài ra, hình thức này cần số vốn gửi ban đầu đủ lớn nếu muốn nhận số tiền lãi cao.

Nhược điểm của tiết kiệm gửi góp là lãi suất thấp hơn gửi tiết kiệm thông thường. Thông thường lãi suất tiết kiệm gửi góp có kỳ hạn được thả nổi theo ngày và linh hoạt theo biến động thị trường. 

Với những ưu và nhược điểm trên, gửi tiết kiệm tích lũy phù hợp với khách hàng có mục đích sử dụng vốn lớn trong thời gian nhất định (mua nhà, mua xe...) và có tiền nhàn rỗi cố định hàng tháng. Còn gửi tiết kiệm thông thường thích hợp với khách hàng không có tiền nhàn rỗi hàng tháng. 

Theo các chuyên gia tài chính, tùy từng trường hợp mà khách hàng nên gửi tiết kiệm thông thường hay tích lũy. Đặc biệt, hãy cân nhắc xu hướng lãi suất sắp tới để có định hướng lựa chọn tốt nhất cho khoản tiền của mình.

Bằng Lăng(tổng hợp)
Bài liên quan
Cụ bà 85 tuổi ở Vũng Tàu dành tiền tiết kiệm chia sẻ mất mát với đồng bào
VOVLIVE - Hoà cùng dòng người đến nơi quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ (bão số 3), sáng nay (16/9) bà Phùng Thị Khính, 85 tuổi, 60 năm tuổi Đảng, nhà ở đường Chu Mạnh Trinh, phường 8, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã dùng 10 triệu đồng tiền tiết kiệm để chia sẻ mất mát của bà con vùng lũ.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất