Nâng cao vai trò báo chí trong việc ngăn chặn bạo hành phụ nữ và trẻ em

Quỳnh Chi - Vân Anh - Mai Hoa | 10/09/2022, 09:51

VOVLIVE - Nhằm nâng cao chất lượng tác nghiệp báo chí của các cơ quan truyền thông về vấn đề bạo lực giới, góp phần ngăn chặn các vụ xâm phạm phụ nữ và trẻ em, sáng ngày 9/9 tại Quảng Ninh, tổ chức UNESCO phối hợp cùng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tổ chức toạ đàm “Tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em”.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, với vai trò là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu của đất nước, Trường Đại học KHXH&NV trong nhiều năm qua đã tổ chức rất nhiều hội thảo, tọa đàm, thực hiện các nghiên cứu, thực hiện các tư vấn chính sách, đóng góp các luận cứ nhằm giải quyết những vấn đề xã hội.

img_6705-ok.jpg
Toàn cảnh buổi tọa đàm "Tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em"

Đây cũng là dịp để các các nhà báo, đại diện các cơ quan báo chí, các nhà khoa học, đào tạo có thể trao đổi về một mối quan tâm chung là làm thế nào để tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em có thể đóng góp nhiều hơn nữa trong việc ngăn chặn, ứng phó với vấn đề này. Tọa đàm tập trung nhận diện vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em, đưa ra phương thức tiếp cận và thảo luận về vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trên báo chí và trong tác nghiệp của nhà báo thông qua các trường hợp cụ thể, nhằm ngăn chặn tình trạng “xâm phạm kép” tới đời sống riêng tư của phụ nữ và trẻ em và giảm thiểu những vụ bạo hành mà phụ nữ và trẻ em là nạn nhân

img_6776.jpg
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA)

Nói về vai trò của báo chí và truyền thông trong giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em; khuôn khổ quy định quốc tế và khu vực, và bối cảnh ở Việt Nam, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA), đề cập các vấn đề làm thế nào để các cơ quan truyền thông truyền tải được thông điệp nâng cao hiểu biết về hành vi văn minh chuẩn thế giới, hiểu rõ hơn từng hành vi trong bạo lực vấn đề giới, để không ai phạm tội và không ai đáng trở thành nạn nhân; các khuôn mẫu, định kiến thường thấy trong truyền thông, cách cân bằng tính thu hút và nâng cao nhận thức về giới trong việc giật tít các bài viết, sử dụng ngôn ngữ đúng thông tin và hành vi vi phạm, các vấn đề cần tránh trong truyền thông như không đổ lỗi cho người bị bạo lực, tiết lộ thông tin cá nhân của người bị bạo lực…

img_6708.jpg
TS. Đỗ Anh Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - ĐHKHXH&NV) giới thiệu về cuốn sổ tay “Đối thoại thận trọng - Cẩm nang giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ trong và thông qua truyền thông”

Đề cập về các nguyên tắc thực hiện và kỹ năng tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em, ông Lê Xuân Trung – Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ cho rằng, nên phân loại đề tài bài viết như đề tài thời sự, đề tài riêng, chuyên đề hoặc chiến dịch truyền thông. Đặt tít bài có tính thuyết phục cao. Các bài viết cần phản ánh bản chất của sự kiện, cân nhắc liều lượng, mức độ, phạm vi đề tài trong khuôn khổ cá biệt hay phổ biến để xử lý cho các loại hình báo chí phù hợp… để các cơ quan thực hiện tốt sự mệnh truyền thông của mình.

img_4017.jpg
Các nhà báo và các đại biểu tham gia thảo luận nhóm về cách tác nghiệp

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng được nghe một số nhà báo nói về cách tiếp cận trong tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em thông qua các tình huống tác nghiệp và dành thời gian thảo luận cách tác nghiệp, đăng tải các thông tin liên quan đến bạo hành phụ nữ và trẻ em.

Truyền thông góp phần ngăn chặn bạo hành phụ nữ và trẻ em ( Nguồn: VTC9)
Bài liên quan
9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024
Đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội ghi nhận tổng 11.014 thí sinh dự thi (hơn 98% thí sinh đăng ký), trong đó, 9 thí sinh bị đình chỉ.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Tiếp tục lan toả, tạo động lực cho sự phát triển nền KHCN nước nhà
Thủ tướng mong muốn, tinh thần say mê nghiên cứu, dấn thân vì KHCN của các thế hệ đi trước tiếp tục được lan tỏa, phát huy mạnh mẽ trong thế hệ trẻ, nhất là đội ngũ nhà khoa học hôm nay và tương lai.
Mới nhất