Mỹ thừa nhận thua trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Nga

24/01/2024, 15:51

Các nhà lập pháp Mỹ cho biết, quân đội nước này đang tụt hậu hơn so với Nga và Trung Quốc trong việc phát triển vũ khí siêu thanh cũng như vũ khí năng lượng cao.

Nhận định trên được Thượng nghị sĩ độc lập Angus King đưa ra trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 23/1. Ông King cũng cho biết các đối thủ của Mỹ đã đạt được những bước tiến quan trọng trong phát triển vũ khí siêu thanh và vũ khí sử dụng tia năng lượng cao.

“Thật đáng tiếc là Mỹ đang tụt hậu trước đối phương về vũ khí tia năng lượng cao. Trong khi đó chúng ta cũng thua kém họ trong việc phát triển vũ khí siêu thanh”, Thượng nghị sĩ King nói.

Các nhà lập pháp Mỹ cũng cho rằng Lầu Năm Góc phát đặt việc phát triển vũ khí tấn công tiên tiến thành ưu tiên hàng đầu và còn rất nhiều việc cần phải làm.

Các nhà lập pháp Mỹ cho biết, quân đội nước này đang tụt hậu hơn so với Nga và Trung Quốc trong việc phát triển vũ khí siêu thanh cũng như vũ khí năng lượng cao.

Các nhà lập pháp Mỹ cho biết, quân đội nước này đang tụt hậu hơn so với Nga và Trung Quốc trong việc phát triển vũ khí siêu thanh cũng như vũ khí năng lượng cao.

Thượng nghị sĩ King cũng nhắc lại việc hải quân Mỹ sử dụng những tên lửa trị giá hàng triệu USD để bắn máy bay không người lái và tên lửa “giá rẻ” của lực lượng Houthi trên biển Đỏ vừa qua.

“Những tên lửa mà chúng tôi đang sử dụng có giá từ 2 triệu đến 4 triệu USD mỗi quả. Điều đó giống như dùng lựu pháo để bắn vịt”, ông King nhấn mạnh.

Trước đó vào ngày 23/1, Hiệp hội công nghiệp cuốc phòng và Viện Công nghệ Mới của Mỹ trong một báo cáo mới cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Lầu Năm Góc đã không cung cấp cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp Mỹ định hướng rõ ràng về phát triển vũ khí siêu thanh lẫn vũ khí năng lượng cao. Điều này dẫn tới việc Mỹ không đủ nền tảng sẵn có để sản xuất loại vũ khí trong nhiều thập kỷ tới.

Các hệ thống tên lửa siêu thanh có khả năng bay ở tốc độ lớn hơn gấp 5 đến 25 lần tốc độ âm thanh. Đây là loại vũ khí nguy hiểm với tốc độ di chuyển cao và có khả năng cơ động giúp chúng "né tránh" được hệ thống phòng thủ, trong khi tiếp cận mục tiêu một cách nhanh chóng.

Mỹ và các đối thủ đã tăng tốc độ chế tạo vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, đến nay, Mỹ vẫn chưa có tên lửa siêu thanh nào hoạt động đầy đủ, khiến nước này tụt lại phía sau Nga và Trung Quốc trong cuộc đua phát triển loại vũ khí trên.

Phát biểu trước Uỷ ban Quân vụ Hạ viện Mỹ vào năm ngoái, ông Paul Freisthler, nhà khoa học đầu ngành khoa học - công nghệ thuộc Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ (DIA), đã so sánh năng lực vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc.

Theo ông Paul Freisthler, sự chậm trễ trong đầu tư phát triển tên lửa siêu thanh khiến Mỹ tụt hậu xa hơn so với Nga, Trung Quốc. Học viện Khí động học Trung Quốc đã tuyên bố vận hành ít nhất ba đường hầm gió siêu thanh có khả năng hoạt động ở tốc độ Mach 8, 10 và 12.

Nga hiện có ba hệ thống dã chiến, trong đó vũ khí siêu thanh phóng từ biển có tốc độ Mach 8. Nga cũng đã bắn vũ khí siêu thanh vào một số mục tiêu ở Ukraine kể từ khi phát động chiến dịch quân sự ở nước láng giềng.

"Cả Nga và Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh thành công và có khả năng triển khai các hệ thống này để tác chiến. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vượt mặt Nga về cả cơ sở hạ tầng hỗ trợ lẫn số lượng hệ thống", ông Paul Freisthler cho hay.

Nga hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa vũ khí siêu thanh vào thực chiến.

Nga hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa vũ khí siêu thanh vào thực chiến.

Vị này cho biết trong hai thập niên qua, Bắc Kinh đã "nâng cấp đáng kể" việc phát triển các công nghệ tên lửa siêu thanh thông qua các nỗ lực đầu tư, phát triển, thử nghiệm và triển khai một cách "mạnh mẽ và tập trung". Nước này thực hiện một số cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh, trong đó có cuộc thử nghiệm quan trọng liên quan đến tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17.

Theo ông Paul Freisthler, loại tên lửa này có đầu đạn siêu thanh và tầm bắn ước tính ít nhất khoảng 1.600 km, "cho phép nó có thể tiếp cận đến các khu vực đồn trú của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương". Ông cho rằng DF-17 có thể đã được đưa vào biên chế quân đội Trung Quốc từ năm 2020.

Trong khi đó, đối với quân đội Nga, ông Paul Freisthler cho hay, Moskva đã triển khai ba hệ thống siêu thanh bao gồm tên lửa phóng từ trên không có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Kinzhal, phương tiện lượn chiến lược Avangard và tên lửa hành trình chống hạm Zircon.

Hiện Mỹ vẫn chưa tuyên bố vận hành vũ khí siêu thanh. Lầu Năm Góc đặt mục tiêu phát triển vũ khí siêu vượt âm là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc tiến hành thành công các vụ phóng siêu vượt âm hồi năm ngoái, trong khi Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trà Khánh(Nguồn: Sputnik)

Bài liên quan
Mỹ lo ngại thế nào về cáo buộc quân Triều Tiên sắp giúp Nga chống Ukraine?
Trước thông tin từ nhiều nguồn cáo buộc Triều Tiên đang gửi quân giúp Nga chống Ukraine, cả Mỹ và NATO đã thể hiện sự lo ngại sâu sắc. Mỹ đã tham vấn các đồng minh, còn Hàn Quốc sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp để đối phó động thái của Triều Tiên. Đại diện Triều Tiên đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và Hàn Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất