Mỹ siết chặt các tiêu chuẩn khí thải ô tô để thúc đẩy phương tiện chạy điện

CTV Thu Ánh/VOV.VN Theo Carcoops | 24/03/2024, 10:43

Mỹ công bố các tiêu chuẩn khí thải ô tô nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay để thúc đẩy việc chế tạo và phân phối xe điện trong nước.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố các tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường mới dành cho ô tô nhằm hạn chế lượng khí thải làm trái đất nóng lên từ các phương tiện chở khách. Đây là những quy định nghiêm ngặt nhất về khí thải ô tô từng được áp dụng tại Mỹ, sáng kiến này dự kiến sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình “xanh hóa” ngành công nghiệp ô tô trong nước.

z5277473921663_f9646af755663987ef4ba206428fe832.jpg

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) tuyên bố rằng họ đang hoàn thiện các quy định mới yêu cầu nhà sản xuất giảm gần 50% lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ dòng sản phẩm phương tiện hạng nhẹ trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến năm 2032.

Bộ luật mới sẽ không áp đặt quy định về loại phương tiện mà nhà sản xuất có thể sản xuất và phân phối. Tuy nhiên, EPA đang nhắm tới mức trung bình toàn ngành chỉ ở mức 85 gam CO2 mỗi dặm (137 gam CO2 mỗi km) đối với các phương tiện chở khách vào năm 2032. Đối với xe thương mại nhỏ, EPA hướng tới mức giảm khoảng 44%, xuống còn 274 gam CO2 mỗi dặm (441 gam CO2 mỗi km).

Tương tự, tổ chức này đang đặt mục tiêu giảm 50% lượng khí hữu cơ không chứa metan, NOx và các chất ô nhiễm khác so với tiêu chuẩn của mẫu xe năm 2025 dành cho xe hạng nhẹ cũng như giảm 95% lượng khí thải hạt trên mỗi phương tiện.

Mặc dù EPA không áp đặt hạn ngạch xe điện (EV) đối với các nhà sản xuất ô tô, nhưng để đáp ứng các quy định vừa được cập nhật, khoảng 30% - 56% dòng sản phẩm hạng nhẹ và 20 - 32% dòng sản phẩm hạng trung của các thương hiệu sẽ phải là xe sử dụng điện. Bên cạnh đó, tỷ lệ xe hybrid nhiều khả năng cũng sẽ tăng lên vào năm 2032 nhưng xe đốt trong vẫn sẽ tiếp tục được lưu hành. 

Khi thiết lập các quy định này, EPA đã có những nhượng bộ đối với cả nhà sản xuất ô tô và Nghiệp đoàn công nhân ngành ô tô Mỹ (UAW). Cụ thể, cơ quan Bảo vệ Môi trường đã đưa ra các mốc thời gian để các doanh nghiệp có thể dần dần thực hiện các hạn chế phát thải từ năm 2027 đến năm 2032. Được biết, động thái này đã nhận được sự chấp thuận của UAW. 

Trong một tuyên bố mới đây, UAW cho biết: “EPA đã đạt được một bước tiến lớn trong việc tạo ra một nguyên tắc hạn chế phát thải khả thi hơn giúp bảo vệ cộng đồng công nhân chế tạo phương tiện ICE, đồng thời cung cấp hướng đi cho các nhà sản xuất để giảm lượng khí thải".

Tuy nhiên, điều này đã khiến một số nhà hoạt động môi trường cáo buộc Nhà Trắng chịu áp lực từ ngành công nghiệp ô tô và các ông lớn dầu mỏ. Bên cạnh đó, phía đảng Cộng hòa cũng có khiếu nại phản đối các quy định mới và dự kiến ​​sẽ hợp tác với liên minh các công ty nhiên liệu hóa thạch để đưa ra thách thức pháp lý ngay lập tức chống lại luật này.

Bất chấp những thách thức đó, EPA tuyên bố rằng các quy định mới sẽ góp phần hạn chế phát thải khoảng 7,2 tỷ tấn CO2 trong suốt thời gian thi hành. Ngoài ra, các tiêu chuẩn cũng có thể mang lại cho Mỹ 13 tỷ USD (322.000 tỷ đồng) lợi ích sức khỏe hàng năm và tiết kiệm cho người lái xe 46 tỷ USD (1,1 triệu tỷ đồng) chi phí nhiên liệu mỗi năm.

Bài liên quan
Tai nạn liên hoàn trên Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Một vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận (Tiền Giang) gây ùn ứ giao thông nghiêm trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất