Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Quách Đồng/VOV Giao thông | 11/04/2024, 09:50

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Cần làm gì để xe điện 2 bánh chia sẻ có thể triển khai tại Hà Nội và các đô thị, góp phần hỗ trợ dịch vụ vận tải hành khách công cộng? Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với ông Bùi Đức Hưng, thành viên nhóm nghiên cứu, Đại học Công nghệ GTVT xung quanh nội dung này.

PV:Theo ông, có những rào cản nào khiến xe điện 2 bánh chia sẻ khó triển khai tại Hà Nội?

Ông Bùi Đức Hưng: Bên cạnh những cơ hội mà chúng ta có thể nhìn thấy trong quá trình phát triển xe điện hai bánh chia sẻ, thì chúng tôi từ thực tiễn quá trình thực hiện chương trình thí điểm như là nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế thì cũng thấy rằng là có một số các yếu tố là rào cản cơ bản trong việc phát triển mô hình này.

Thứ nhất, phải kể đến là chúng ta chưa có những quy định cụ thể đối với mô hình khi chưa có những quy định cụ thể như vậy thì đến thời điểm hiện tại các mô hình xe 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội được triển khai trong phạm vi công cộng thì vẫn đang dừng lại ở hình thức thí điểm và khi chưa có những cái quy định cụ thể.

Hai là những khái niệm về dịch vụ, về loại hình, phương tiện này được quy định tại các văn bản chính sách thì thành phố cũng sẽ rất khó để có thể tạo cơ chế nhằm mục tiêu là khuyến khích cho các nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình phát triển mô hình.

Rào cản thứ hai là về cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm về giao thông, các điểm mượn trả, các khu vực công cộng và khu vực vỉa hè và về hạ tầng sạc điện.

Rào cản thứ ba, đó là các vấn đề liên quan đến môi trường và thời tiết cũng như thói quen của người dân tại Hà Nội. Bởi vì người dân Hà Nội thì đa phần là sở hữu phương tiện cá nhân cũng như là đã có thói quen sử dụng các phương tiện cá nhân trong một khoảng thời gian dài nên việc thay đổi những thói quen này thì cũng cần thời gian cần sự vào cuộc của không chỉ của các cơ quan chính quyền mà còn của toàn xã hội.

PV: Vậy để tháo gỡ được những rào cản này, thì chúng ta cần tập trung chú trọng vào những giải pháp như thế nào?

Ông Bùi Đức Hưng: Trong quá trình mà chúng ta chờ đợi các quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật thì TP. Hà Nội cũng có thể cân nhắc để đưa ra những quy định trong việc triển khai các mô hình này và việc đưa ra các quy định như vậy sẽ tạo các cơ chế nhằm khuyến khích, cũng như tạo động lực lớn để các nhà cung cấp dịch vụ có cơ hội xây dựng, duy trì và phát triển mô hình.

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi cũng có đề cập đến nội dung đó là vai trò của các bên liên quan trong việc xây dựng lập kế hoạch cũng như là giám sát hoạt động của hệ thống, trong đó chúng tôi cũng đưa ra những khuyến nghị cụ thể về vai trò của Thành phố, cũng như là của Sở GTVT và các cơ quan, Sở, ban, ngành liên quan.

Chúng tôi cũng có khuyến nghị, đó là, Hội đồng nhân dân thành phố có thể ban hành Nghị quyết liên quan đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp triển khai mô hình; UBND Thành phố Hà Nội sẽ ban hành những quy định liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác phương tiện và Sở GTVT thì sẽ là đơn vị lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch liên quan đến đấu thầu, lựa chọn nhà thầu để từ đó lựa chọn ra các đơn vị cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của Thành phố…

PV:Liệu có sự băn khoăn khi các đề xuất các chính sách phát triển xe điện hai bánh có thể mâu thuẫn với mục tiêu của Thành phố tiến tới hạn chế, phương tiện cá nhân vào nội đô?

Ông Bùi Đức Hưng: Về quan điểm này thì chúng tôi cũng đã đề cập trong báo cáo đề xuất chính sách và trình UBND Thành phố Hà Nội và Sở Giao thông vận tải Hà Nội loại hình dịch vụ xe điện hai bánh chia sẻ thì nên được xác định là loại hình dịch vụ công cộng và theo đó thì cũng sẽ không có sự mâu thuẫn với chính sách của thành phố liên quan đến việc hạn chế, phương tiện, cá nhân.

PV: Xin cảm ơn ông!

Bài liên quan
Hà Nội gấp rút cải tạo, xây trường học mới
Theo quy hoạch mạng lưới trường học của Thành phố Hà Nội, hiện thành phố thiếu 14 trường tiểu học và 31 trường trung học cơ sở. Hiện nhiều quận, huyện của Hà Nội đang nỗ lực, gấp rút xây thêm trường, cải tạo nâng tầng để tăng thêm lớp học công lập.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Chiều 29/4, tiếp tục chương trình công tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông  giai đoạn 2021 - 2025.
  • Những điểm lý tưởng ngắm pháo hoa tối 30/4 ở TP.HCM
    Công viên bờ sông Sài Gòn, Bến Bạch Đằng, các quán cà phê ở tòa nhà cao nhất Việt Nam là địa điểm lý tưởng “bắt trọn” khoảnh khắc pháo hoa rực sáng tối 30/4.
  • Lượng khách đi máy bay qua Nội Bài và Tân Sơn Nhất bất ngờ giảm mạnh
    Thống kê của ngành hàng không cho thấy, sau 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng hành khách đi, đến Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã giảm tương đối nhiều, nhất là lượng khách đi các tuyến nội địa.
  • Thiêng liêng hành trình ra Trường Sa ngày Giải phóng
    Chào mừng 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2024), sáng nay, đoàn công tác số 14 trên tàu Kiểm Ngư 491/CĐKN 4 - Vùng 4 Hải Quân do Đại tá Cao Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Hải Quân làm trưởng đoàn đã khởi hành đi thăm động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-1.
Mới nhất