Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở huyện đảo Cô Tô

CTV Huyền Chi/VOV-Đông Bắc | 05/12/2022, 08:01

Sắp hết học kỳ I năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục ở nhiều địa phương, trong đó có huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh. Dù đã có nhiều phương án điều động, bổ sung nhân lực nhưng hiện tỷ lệ giáo viên/lớp còn thấp, nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều lớp, nhiều trường, công tác xa gia đình...

Huyện Cô Tô hiện có 10 trường học từ mầm non đến THPT. Năm học 2022-2023, tổng số giáo viên, cán bộ và nhân viên ngành giáo dục toàn huyện là 205 trong khi có tới gần 1.900 học sinh các cấp. Riêng tại khu vực đảo Trần, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô - nơi được ví như "Trường Sa" của vùng Đông Bắc, năm học này chỉ có 2 cô giáo đứng lớp kiêm nhiệm cả cấp mầm non và tiểu học. 

Ông Đỗ Văn Quang, Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Cô Tô cho biết: "Cô Tô rất khó khăn trong việc tìm nguồn tại chỗ, nguồn nơi khác khi đăng tuyển cũng không có cháu nào nộp hồ sơ tại Cô Tô. Đảm bảo vẫn phải phân công giáo viên dạy liên trường, không để trường hợp giáo viên dạy chéo ban hoặc dạy không đúng chuyên môn. Phân công giáo viên từ cấp THCS tăng cường xuống dạy một số tiết ở cấp tiểu học, ví dụ môn tiếng Anh hoặc môn tin học".

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, ngay từ đầu năm học ngành giáo dục huyện đảo Cô Tô đã chỉ đạo các trường chủ động rà soát trang thiết bị, cơ sở vật chất, kết nối mạng Internet cho việc học trực tuyến; điều động, bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp hay tạm trú ở khu vực xa để dạy học. Đối với cấp THCS, ngoài việc đứng lớp ở trường chính tại thị trấn Cô Tô, một số thầy giáo, cô giáo được tăng cường sang xã Thanh Lân (cách huyện Cô Tô khoảng 4 km đường biển) dạy từ 2-3 buổi/tuần.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thái, Chủ tịch UBND xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Việc đi lại hiện nay rất khó khăn. Phương tiện đi lại có duy nhất một cái đò gỗ có thể chở từ 20 đến 30 người. Ngoài việc tốn chi phí, mỗi đồng chí giáo viên sang bên này một ngày đi mất khoảng 70 nghìn đồng, trong khi đó lương rất thấp. Những hôm thời tiết trời yên biển lặng không vấn đề gì, nhưng những hôm có sóng gió, anh chị em đi lại rất vất vả, đặc biệt là đối với các đồng chí có con nhỏ, gia đình khó khăn. Để sang đến bên đây toàn tâm toàn ý cho việc giảng dạy, thực sự là một sự cố gắng rất lớn của các đồng chí cán bộ giáo viên". 

Năm học 2022-2023 là năm học thứ ba ngành Giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc phân công giáo viên dạy liên cấp, liên trường chỉ là phương án tạm thời, bởi để đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện Cô Tô cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng giáo viên còn thiếu theo chỉ tiêu. Trong đó cấp thiết nhất là giáo viên dạy môn tin học, tiếng Anh cùng giáo viên đứng lớp cấp tiểu học./.

Bài liên quan
XSMB 15/10 - Kết quả xổ số miền Bắc ngày 15 tháng 10 năm 2024
Trực tiếp XSMB 15/10 - Xem kết quả xổ số miền Bắc ngày 15 tháng 10 năm 2024 thứ 3 nhanh, chính xác nhất từ trường quay vào lúc 18h15, KQXSMB 15/10 - XSHN 15/10

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất