Kết thúc buồn cho tàu chiến mạnh nhất của Nga ở biển Đen

Trà Khánh(Tổng hợp) | 15/04/2022, 11:16

Sau gần 40 năm phục vụ, tuần dương hạm Moskva đã kết thúc sứ mệnh của mình theo cách không ai có thể ngờ đến.

Theo thông báo chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/4, tuần dương hạm tên lửa Moskva đã chìm ở biển Đen trong quá trình kéo về cảng Sevastopol. Sự việc xảy ra sau sự cố hỏa hoạn dẫn đến nổ kho đạn trên tàu vào hôm qua 13/4.

Kết thúc buồn cho soái hạm Hạm đội biển Đen

“Trong khi được kéo đến cảng, thân tàu bị hư hại sau vụ nổ kho đạn, tuần dương hạm Moskva đã mất thăng bằng. Trong điều kiện thời tiết có bão biển, tàu đã bị chìm”, Bộ quốc phòng Nga cho hay.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, đến sáng 14/4 (theo giờ địa phương) các đám cháy trên Moskva đã được khống chế, dù thiệt hại nặng do hỏa hoạn nhưng hệ thống vũ khí chính trên tàu vẫn chưa bị hư hại. Do đó hải quân Nga quyết định kéo Moskva về Sevastopol để sửa chữa thì gặp bão và chìm ngay sau đó.

Kết thúc buồn cho tàu chiến mạnh nhất của Nga ở biển Đen - 1

Tuần dương hạm mang tên lửa Moskva - soái hạm Hạm đội biển Đen. (Ảnh: Abyss) 

Tàu Moskva được cho đã hoạt động ngoài khơi Odessa (Ukraine) khi xảy ra sự cố. Phía Nga không có bất cứ xác nhận nào về việc tàu chiến của họ bị tấn công. Thay vào đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu Moskva bị hư hỏng sau khi đạn dược trên tàu phát nổ. Toàn bộ thủy thủ đã được sơ tán.

Hiện vẫn chưa rõ hải quân Nga có ý định trục vớt Moskva hay không khi hệ thống vũ khí bên trong tàu vẫn còn nguyên.

Trước đó, phía Ukraine tuyên bố lực lượng của họ đã tấn công con tàu bằng tên lửa chống hạm Neptune. Tuy nhiên quân đội Ukraine không đưa ra được bằng chứng cho tuyên bố này.

Tàu Moskva được cho đã hoạt động ngoài khơi Odessa (Ukraine) khi xảy ra sự cố. Phía Nga không có bất cứ xác nhận nào về việc tàu chiến của họ bị tấn công. Thay vào đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu Moskva bị hư hỏng sau khi đạn dược trên tàu phát nổ. Toàn bộ thủy thủ đã được sơ tán.

Trong cuộc xung đột Nga – Ukraine, tuần dương hạm Moskva có nhiều hoạt động tác chiến và chỉ giữa vai trò phong tỏa vùng biển dẫn vào các thành phố cảng của Ukraine giáp với biển Đen.

Kết thúc buồn cho tàu chiến mạnh nhất của Nga ở biển Đen - 2

Tuần dương hạm Moskva là một trong những biểu tượng cho sức mạnh của hải quân Nga. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Sau gần 40 năm phục vụ (1983), Moskva - soái hạm của Hạm đội biển Đen đã kết thúc sứ mệnh của mình theo cách không thể tệ hơn, đây là một tổn thất lớn đối với hải quân Nga nói chung và Hạm đội biển Đen nói riêng.

Cho đến nay, tuần dương hạm mang tên lửa dương Moskva vẫn là tàu chiến mạnh nhất của Nga ở biển Đen dù nó đã hoạt động được gần 40 năm. Moskva được mệnh danh là “pháo đài trên biển” với hệ thống vũ khí đồ sộ mà nó có thể mang theo.

Thiết kế của tuần dương hạm này cũng cho thấy sự to lớn của nó, khi Moskva có lượng giãn nước tối đa lên đến 12.500 tấn, dài 186m và có thủy thủ đoàn lên đến hơn 500 người.

Sức mạnh của tuần dương hạm Moskva

Như đã nói ở trên, tuần dương hạm Moskva không phải là tàu chiến mới. Nó được hải quân Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1983, đây cũng là chiếc đầu tiên trong ba tàu thuộc lớp tuần dương hạm Moskva.

Sự ra đời của Moskva đánh dấu cho sự thay đổi tư duy của hải quân Liên Xô khi chuyển hướng sang phát triển các tàu chiến cỡ lớn được vũ trang tốt hơn, có thể hoạt động độc lập như một phương án bổ sung cho lớp tuần dương hạm Kirov - chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Cả lớp tàu tuần dương hạm này đều sẽ đóng vai trò chiến lược trong một cuộc đối đầu trên biển giữa Liên Xô và phương Tây nếu xảy ra xung đột trên diện rộng. Có thể thấy vai trò của tuần dương hạm Moskva sau gần 40 năm vẫn không thay đổi.

Kết thúc buồn cho tàu chiến mạnh nhất của Nga ở biển Đen - 3

Dù là thiết kế của những năm 1970 nhưng tuần dương hạm Moskva lại sở hữu kho vũ khí đi trước thời đại. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Dù là thiết kế của những năm 1970 thế nhưng tuần dương hạm Moskva lại sở hữu kho vũ khí đi trước thời đại, hải quân Liên Xô muốn biến nó thành một “pháo đài” trên biển khi trang bị cho con tàu cả vũ khí chống hạm lẫn phòng không tầm xa.

Ngoài 16 bệ phóng tên lửa chống hạm P-1000 với tầm bắn gần 500km, Moskva còn được trang bị hệ thống phòng không trên hạm S-300F với 64 đạn tên lửa đi kèm được triển khai từ các bệ phóng thẳng đứng được đặt phía sau đuôi tàu, kế đến hệ thống phòng không tầm ngắn OSA-MA đi kèm 40 đạn tên lửa.

Hệ thống vũ khí trên Moskva còn có một hải pháo AK-130 (nòng đôi 130mm), 6 hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần AK-630, hệ thống rocket chống ngầm, ngư lôi và trực thăng săn ngầm.

Với kho vũ khí kể trên, Moskva là một trong lựa chọn hàng đầu đối với hải quân Nga khi thực hiện các chiến dịch quân sự quy mô lớn, như chiến tranh Gruzia (2008), sáp nhập bán đảo Crimea (2014) và can thiệp quân sự vào Syria (2015).

Sau nhiều năm phục vụ, Moskva bắt đầu trải qua chương trình đại tu kéo dài vào năm 2016 và con tàu sẽ tiếp tục hoạt động trong hải quân Nga thêm ít nhất 10 năm nữa.

Kết thúc buồn cho tàu chiến mạnh nhất của Nga ở biển Đen - 4

Hải quân Nga đặt khá nhiều kỳ vọng vào chương trình nâng cấp các tàu tuần dương lớp Moskva, tuy nhiên sự cố đối với tàu Moskva cho thấy rõ chúng không còn phù hợp với môi trường chiến tranh hiện đại.

Nhìn chung sau đại tu, hệ thống trang bị điện tử và vũ khí trên Moskva vẫn phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân Nga trong giai đoạn hiện đại hóa dù nước này đã từ bỏ học thuyết hải quân có từ thời Liên Xô.

Hiện tại, hải quân Nga gần như không có kế hoạch đóng tàu chiến cỡ lớn như Moskva, thay vào đó là các tàu có lượng giãn nước khoảng 5.000 tấn, kết hợp với đó là lực lượng tàu ngầm tấn công. Dù tàu chiến nhỏ hơn và có tầm hoạt động hạn chế nhưng tàu chiến mới của Nga vẫn được trang bị hệ thống vũ khí tấn công tầm xa, điển hình như tên lửa hành trình Kalibr có tầm bắn lên đến hơn 1.000km.

Từ đó có thể thấy vai trò của Moskva trong hạm đội sẽ là bảo vệ cho các tàu được trang bị lửa Kalibr thực hiện các đòn tấn công tầm xa.

Trà Khánh(Tổng hợp)
Bài liên quan
Ông Trump hy vọng Ukraine và Nga sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/4 bày tỏ hy vọng Ukraine và Nga sẽ đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu bật tầm quan trọng của chuyển đổi xanh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược, động lực đột phá và ưu tiên hàng đầu, lấy con người làm trung tâm, để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới.
  • Tầm vóc và ý nghĩa to lớn của Đại thắng mùa Xuân 1975
    Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đưa cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ của dân tộc Việt Nam ta đến thắng lợi huy hoàng, trọn vẹn: non sông thu về một mối, đất nước sạch bóng quân xâm lược.
  • Phó Thủ tướng: Bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, nhiều nội dung trong dự thảo văn kiện Đại hội XIV đã và đang được triển khai theo hướng dứt khoát bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”, để tạo không gian đổi mới sáng tạo cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân.
  • Chủ tịch nước quyết định tặng quà người có công dịp 30/4
    Ngày 23/4, Chủ tịch nước ký quyết định số 689 về việc tặng quà cho người có công với cách mạng nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 02/9/2025).
Mới nhất