Hiệu quả nhà “3 có” của người dân vùng rốn lũ Phú Yên

CTV Đặng Dự/VOV-Miền Trung | 22/10/2024, 18:39

Mấy năm gần đây, nhiều hộ dân ở hạ nguồn các con sông tại tỉnh Phú Yên thực hiện tốt chủ trương nhà “3 có”. Đó là nhà có gác, có xuồng và có áo phao. Cách làm này đã giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại khi bão, lũ xảy ra.

Hầu như năm nào cũng vậy, cứ đến cuối tháng 9, trước khi lũ về hạ nguồn sông Kỳ lộ, bà Nguyễn Thị Đào, xã An Định, huyện Tuy An đều bán bò để đảm bảo tài sản được an toàn. Năm nay, chiếc ghe cũ của gia đình đã sửa xong; lúa cùng nhiều vật dụng khác được đưa lên gác. Đây là thói quen và cũng là cách mà gia đình bà Đào và người dân nơi này chủ động ứng phó với mưa lũ từ bao đời nay.

Bà Nguyễn Thị Đào nói: “Chúng tôi chuẩn bị thuyền, đưa lúa cất lên gác. Chớ lụt ngập lắm”.

Sông Kỳ Lộ chảy qua hai huyện Đồng Xuân và Tuy An. Hàng chục ngôi làng bên bờ sông thường xuyên bị ngập lụt, chia cắt khi mùa mưa lũ tới. Để ứng phó an toàn, nhiều ngôi làng có từ 50% đến gần 100% nhà dân xây dựng gác cao trong nhà, chủ động thuyền và trang bị áo phao mỗi người một cái.

Ông Nguyễn Lực, xã Xuân  Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cho biết, hầu hết lúa gạo cùng nhiều vật dụng có giá trị khác đều được người dân nơi đây đưa lên cao cất giữ: “Mưa lũ ở đây, người dân đã đưa lúa đưa lên gác rồi, đưa trâu đi tránh lũ. Thấy nhiều nơi thiệt hại nên người dân chủ động lắm. Năm nào cũng vậy, không chủ quan được”.

Ông Nguyễn Minh Quang, Chủ tịch UBND xã An Định, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đúc kết, đây là những giải pháp hữu hiệu được phát huy nhiều năm qua khi mưa lũ về: “Vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ áo phao cho học sinh và rà soát các phương tiện, đồ cứu hộ cứu nạn đưa về bà con 8 thôn”.

Phòng, chống mưa bão theo phương châm “4 tại chỗ” kết hợp với nhà “3 có”, có gác cao trong nhà, có thuyền, có áo phao của những hộ dân vùng trũng thấp đã giúp giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản. Gặp các tình huống cấp bách, thuyền và áo phao được trang bị sẵn tại nhà giúp người dân giảm bớt lo âu. Khi lũ lớn bất ngờ tràn về cũng như sau lũ rút, người dân vẫn còn lương thực để ăn.

Bài liên quan
Thông tin mới nhất về 'rốn lũ' Yên Bái
Dù nước lũ tại thành phố Yên Bái đang có dấu hiệu rút nhưng trời vẫn tiếp tục mưa to, đất đá "no nước" nên thường trực nguy cơ sạt lở.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất