Hà Nội sẵn sàng phướng án ứng phó úng ngập mùa mưa

Huy Nam/VOV1 | 22/06/2024, 17:19

Dù đã hoàn thành dự án thoát nước giai đoạn 2, với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng từ 8 năm trước, nhưng tình trạng úng ngập trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn ra nhiều nơi sau những trận mưa lớn. Thống kê cho thấy, hiện Hà Nội vẫn còn gần 20 điểm úng ngập nếu lượng mưa trên 70mm/h.

Theo tính toán, với các trận mưa có lượng mưa từ 50-70mm/giờ, dự báo Hà Nội sẽ có 11 điểm úng ngập tại các khu vực như Đường Thành-Bát Đàn nhà Hoả, phố Nguyễn Khuyến, Hoa Bằng, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt…. Nếu lượng mưa trên 70mm/h, năm 2024 Hà Nội sẽ xuất hiện thêm 19 điểm ngập úng như Phố Tông Đản (đoạn cổng phụ Thành ủy Hà Nội), phố Đinh Tiên Hoàng, 155 Phùng Hưng, đường Mạc Thị Bưởi; phố Quan Nhân, Cự Lộc, đường Nguyễn Trãi.

Ông Hà Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết: "Hiện nay trên địa bàn quận có 3 điểm, 3 khu vực có nguy cơ úng ngập khi có mưa lớn. Đó là khu vực phố Nguyễn Khuyến, 165 Thái Hà và số 10 Phạm Ngọc Thạch".

Việc Hà Nội dễ bị úng ngập khi xảy ra mưa lớn đã bộc lộ những hạn chế về hệ thống thoát nước của thành phố, dù Dự án thoát nước giai đoạn 2 của thành phố, với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng vừa hoàn thành cách đây chưa lâu.

Không ít ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính mà Hà Nội ngày càng ngập úng nặng nề là do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, nhiều dự án, chung cư cao tầng mọc lên ồ ạt mà không quan tâm hạ tầng xã hội, trong đó có hạ tầng thoát nước. Có thể kể đến khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội - khu đô thị Linh Đàm.

Sau một vài năm kiểu mẫu, nay Linh Đàm đã biến dạng, méo mó hoàn toàn trước một rừng cao ốc, trong khi hạ tầng kỹ thuật, xã hội không được quan tâm đúng mức. Cùng với đó là việc mất đi các vùng đất trũng, ao hồ bị san lấp -  “biến mất” đã tác động lớn đến khả năng tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố.

Nhằm hạn chế nguy cơ úng ngập, Sở Xây dựng Hà Nội đã lên các phương án bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành. Trong đó, tập trung duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hòa; kiểm soát, giữ mực nước đệm trên hệ thống mương, sông, hồ điều hòa. Đồng thời, tập trung sửa chữa, bảo dưỡng các công trình đầu mối, trạm bơm; tổ chức giải quyết úng ngập cục bộ.

Ông Mạc Đình Minh, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: "Chúng tôi luôn chỉ đạo đôn đốc các đơn vị xây dựng kế hoạch thoát nước. Kiểm tra, duy trì hệ thống thoát nước của thành phố".

Chủ động ứng phó với với tình trạng úng ngập trong mùa mưa năm nay, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch đảm bảo thoát nước khu vực nội thành năm 2024. Theo đó, thành phố Hà Nội yêu cầu các sở ngành liên quan, đặc biệt là Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị quản lý, duy trì hệ thống thoát nước thực hiện các giải pháp. 

Một số giải pháp được UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chú trọng triển khai là tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, xây dựng kịch bản với các tình huống cụ thể, thực hiện duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hòa. Chính quyền thành phố Hà Nội cũng yêu cầu kiểm soát, thường xuyên giữ mực nước đệm trên hệ thống mương, sông, hồ điều hòa thoát nước; từng bước chuyển đổi số trong quy trình, nghiệp vụ quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: "Diễn biến thời tiết rất thất thường, có những cái chúng ta không lường được, nên chúng ta phải chủ động ứng phó, sẵn sàng ở kịch bản xấu nhất để cuộc sống người dân bớt bị ảnh hưởng".

Rõ ràng, cùng với quản lý đất đai, trật tự vỉa hè lòng đường, ngập úng đang là một trong những “vấn đề nóng” đối với Hà Nội. Ngoài việc đầu tư hạ tầng thoát nước đồng bộ, việc quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị được xem là cơ sở để Hà Nội không “rơi” vào tình trạng úng ngập ngày một nặng nề hơn

Bài liên quan
Chiều nay 22/10, miền Bắc đón không khí lạnh kèm mưa
Chiều nay, không khí lạnh bắt đầu ảnh hưởng tới miền Bắc kèm mưa rào và dông rải rác, thời tiết chuyển mát.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất