Hạ cấp 4 tổng cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo Văn Kiên/Tiền phong | 22/12/2022, 23:00

Theo Nghị định của Chính phủ, 4 tổng cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) gồm: Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai sẽ bị hạ cấp thành cục.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT sẽ bao gồm 28 đầu mối (tăng 1 đầu mối so với quy định hiện tại), trong đó đáng chú ý là sẽ hạ cấp Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai thành cục.

Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT gồm: Vụ Kế hoạch; Vụ Tài chính; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cục Trồng trọt; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Chăn nuôi; Cục Thú y; Cục Quản lý xây dựng công trình; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường…

Cục Thủy lợi (hiện là tổng cục); Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (hiện là tổng cục); Cục Lâm nghiệp (hiện là tổng cục); Cục Kiểm lâm; Cục Thủy sản (hiện là tổng cục); Cục Kiểm ngư; Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; Trường Cán bộ quản lý NN&PTNT; Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn; Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp; Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Báo Nông nghiệp Việt Nam và Tạp chí NN&PTNT.

Nghị định của Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.

Đối với Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành có hiệu lực thi hành.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thủy lợi bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thủy lợi; Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thủy sản; Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Lâm nghiệp theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi có quyết định kiện toàn, sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2023./.

Bài liên quan
Ký ức 30/4 hào hùng “50 năm toàn thắng về ta”
Với những người đã trực tiếp cầm súng chiến đấu, đã hiến dâng cả tuổi trẻ, máu xương cho nền hòa bình, độc lập của dân tộc, thì những dấu ấn của 50 năm trước vẫn vẹn nguyên trong tâm trí, như mới chỉ hôm qua.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thông điệp 'Nước Việt Nam là một' vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
VOVLIVE - Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh.
  • Ngày đặc biệt ở Đài Tiếng nói Việt Nam 50 năm trước
    VOVLIVE - Cách đây đúng nửa thế kỷ, trưa ngày 30/4/1975, Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những cơ quan thông tấn báo chí đầu tiên của Việt Nam thông báo tin "Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, thành phố Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng" tới chiến sĩ, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế.
  • Chương trình phát thanh đặc biệt: Tổng công kích trên toàn mặt trận
    VOVLIVE - Tối ngày 28/4, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh “Tổng công kích trên toàn mặt trận”. Chương trình Phát thanh Quân đội nhân dân đặc biệt sáng 28/4, VOV thực hiện cuộc tọa đàm “Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
  • Thủ tướng Nhật Bản muốn xây dựng quan hệ thân thiết với lãnh đạo Việt Nam
    Ngày 27/4, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã rời Tokyo đi thăm 2 quốc gia Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam là điểm đến đầu tiên. Đây là hoạt động ngoại giao quan trọng đối với Nhật Bản, trong bối cảnh nước này đang chịu nhiều áp lực về an ninh và kinh tế.
Mới nhất