Dự thảo của Bộ Y tế về tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh gây tranh cãi

Thanh Hải | 30/12/2021, 08:22

Dự thảo tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh với một số nhóm thực phẩm chế biến do Bộ Y tế xây dựng chưa nhận được sự đồng thuận từ đại diện các nhà sản xuất.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo “Quyết định phê duyệt tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh đối với một số nhóm thực phẩm chế biến”.

Theo dự thảo, bộ tiêu chí này áp dụng đối với một số nhóm sản phẩm thực phẩm được chế biến công nghiệp, bao gói sẵn sử dụng trực tiếp, áp dụng với 5 nhóm thực phẩm gồm:

Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (với tiêu chí dinh dưỡng chính là: năng lượng, chất béo, chất béo bão hòa, muối, đường toàn phần, chất xơ tùy theo loại sản phẩm); thịt chế biến (tiêu chí dinh dưỡng chính là chất béo, muối, đường toàn phần); nhóm thực phẩm cá và hải sản chế biến (tiêu chí dinh dưỡng chính là chất béo, muối, đường toàn phần); sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (tiêu chí dinh dưỡng chính: chất béo, đường toàn phần, canxi, probiotic); nhóm đồ uống (với tiêu chí dinh dưỡng chính chất béo, natri, đường toàn phần, chất đạm).

Dự thảo của Bộ Y tế về tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh gây tranh cãi - 1

Bộ Y tế đang dự thảo tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh với một số nhóm thực phẩm chế biến.

Theo quan điểm của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh là khuyến cáo của cơ quan quản lý và chỉ giới hạn cho một số loại thực phẩm chế biến đóng gói sẵn. Đây không phải quy định bắt buộc và nhằm mục đích phòng tránh bệnh không lây nhiễm.

Đại diện Cục Y tế dự phòng cho rằng, tiêu chí nhằm định hướng nhà sản xuất có lộ trình cải tiến sản phẩm, giảm mức độ gây hại cho sức khỏe đến tối thiểu từ đó phòng tránh bệnh không lây nhiễm; không nhằm tác động tiêu cực vào công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Dễ gây hiểu lầm?

Tuy nhiên, tại buổi hội thảo lấy ý kiến dự thảo trên được tổ chức mới đây, một số ý kiến không đồng tình và chỉ ra các điểm chưa hợp lý tại dự thảo. Để tiêu chí có thể tác động tích cực, hợp lý đến công nghiệp sản xuất và thói quen tiêu dùng thì Bộ Y tế cần xem xét lại dự thảo một cách toàn diện.

Các chuyên gia y tế, dinh dưỡng đề nghị Bộ Y tế cần xem xét lại tên của dự thảo, các khái niệm trong dự thảo và điều chỉnh các chỉ tiêu cho từng nhóm thực phẩm sao cho dễ hiểu, hợp lý và thống nhất.

Ngoài ra, cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định của các tổ chức y tế uy tín trên thế giới để làm căn cứ xây dựng; tham chiếu luật An toàn thực phẩm, Chỉ thị 46/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.

Cụ thể hơn, đại diện của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) cho rằng, do bộ tiêu chí nêu trong dự thảo có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành thực phẩm đồ uống. USABC đề xuất cần thêm thời gian tham vấn đầy đủ các bộ, ngành hữu quan do thực phẩm, đồ uống được quản lý bởi nhiều bộ khác nhau trong đó có Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ KH&CN.

Theo đại diện đại diện USABC, Bộ Y tế nên ban hành khuyến cáo về so sánh dinh dưỡng, dựa theo khuyến cáo/khuyến nghị của CODEX quốc tế, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và phù hợp với quốc tế.

Đại diện USABC cũng đề nghị ban soạn thảo trong quá trình dự thảo tiến tới hoàn thiện bộ tiêu chí hay bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào cần được tham vấn ý kiến kỹ lưỡng từ các chuyên gia, người tiêu dùng và đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống.

TS. Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho rằng: “Nếu chỉ đề cập đến một số loại thực phẩm nhất định trong tiêu chí này mà không bao quát hết được các loại thực phẩm thì sẽ gây sự phân biệt, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp”.

Nếu hướng đến việc phân loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đề nghị xem xét việc xây dựng hẳn thông tư mới dựa trên nội dung của TT 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT; không ban hành tiêu chí này, ông Trung kiến nghị.

Tại hội thảo, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham) nêu rõ, hiện không có khái niệm về “dinh dưỡng lành mạnh” mà chỉ có khái niệm “chế độ ăn lành mạnh - Healthy Diet” của UN Food System summit. Cần cẩn trọng khi đưa ra một khái niệm mới mà cả trong nước và quốc tế đều chưa có.

Thanh Hải
Bài liên quan
Nam Định kiến tạo tương lai từ sức mạnh công nghệ
Với hơn 96% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, trên 1,3 triệu tài khoản định danh điện tử đã được kích hoạt, cùng tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt tới 90%, Nam Định đang trở thành điểm sáng cả nước trong việc đưa công nghệ phục vụ người dân và doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Ổn định bộ máy chính quyền các cấp, tập trung phát triển KT-XH
VOVLIVE - Ngày 3/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với địa phương tháng 6/2025. Hội nghị được thực hiện trực tuyến đến 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và kết nối đến 3.321 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
  • Thanh tra NHNN phát hiện nhiều sai phạm tại 3 chi nhánh Vietcombank
    VOVLIVE - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Khu vực 12 mới đây đã công bố kết luận thanh tra tại ba chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) gồm: Bình Dương, Vũng Tàu và Tây Ninh.
  • Những thách thức khi triển khai chính quyền 2 cấp
    VOVLIVE - Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tác động tích cực đến việc tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ phát triển bền vững... Tuy nhiên khi triển khai cũng đối mặt nhiều thách thức.
  • VOVLive Đọc Truyện chính thức đạt Nút Vàng YouTube với 1 triệu người đăng ký
    VOVLIVE- Hôm nay (3/7/2025), kênh VOVLive Đọc Truyện của Đài Tiếng nói Việt Nam đã chính thức đạt cột mốc ấn tượng: 1 triệu lượt đăng ký trên YouTube, vinh dự nhận Nút Vàng từ nền tảng này. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ của những giá trị văn hóa, tri thức mà Đài Tiếng nói Việt Nam kiên trì gìn giữ và phát triển suốt nhiều thập kỷ.
Mới nhất