Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2022 diễn ra hôm nay

Ngọc Thành/VOV.VN | 18/09/2022, 09:18

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, diễn ra cả ngày 18/9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Trên cơ sở thành công của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 vào tháng 12/2021, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tiếp tục phối hợp tổ chức diễn đàn với tên gọi mới là Diễn Kinh tế-xã hội Việt Nam 2022.

Quy mô của dễn đàn năm nay tầm cỡ hơn so với diễn đàn năm 2021, với khoảng 400 đại biểu tham dự trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị quốc gia và một số chuyên gia, nhà khoa học, chuyên gia ở nước ngoài tham dự theo hình thức trực tuyến. 

Sáng nay, sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc và chỉ đạo Diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ phát biểu đề dẫn, gợi ý một số nội dung.

2 phiên hội thảo chuyên đề diễn ra ngay trong buổi sáng, với các chủ đề: Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững

Các chuyên gia tham luận và thảo luận bàn tròn làm rõ các vấn đề liên quan.

Phiên toàn thể với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” diễn ra vào buổi chiều dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng.

Nội dung này cũng được các đại biểu tập trung phân tích qua thảo luận bàn tròn, toạ đàm cấp cao, trước khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận, phát biểu bế mạc.

Diễn đàn Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2022 sẽ bổ sung thêm luận cứ khoa học, thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng với bám sát diễn biến, tình hình, từ đó có phân tích, dự báo, kịp thời đề xuất các giải pháp chính sách giảm thiểu tác động tiêu cực, nắm bắt các cơ hội, thời cơ, đặc biệt là đối với chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách an sinh-xã hội... đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững. 

Các ý kiến phát biểu thẳng thắn, khách quan, đa chiều và có cơ sở tại Diễn đàn sẽ là nguồn tư liệu quý để các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu, tham khảo để tham mưu ban hành các chính sách quan trọng trong thời gian tới./.

Bài liên quan
Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố chưa có kế hoạch giải tán Quốc hội
Ngày 5/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định ông chưa có kế hoạch giải tán Quốc hội.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Vì sao chuyên gia Việt Nam quan ngại về kênh đào Funan Techo của Campuchia?
Các chuyên gia đã nêu những quan ngại về Dự án, bao gồm: các tác động của dự án đến tài nguyên nước vùng ĐBSCL, đặc biệt trong bối cảnh hạn hán, mặn xâm nhập diễn ra ngày càng thường xuyên và khắc nghiệt hơn.
  • "Sự sống tái sinh" cho bệnh nhân suy thận tại ĐBSCL
    Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐK TW) Cần Thơ đã thực hiện thành công ca lấy ghép thận cùng huyết thống cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, với sự hỗ trợ của đoàn chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây có thể được xem là ca ghép thận thành công đầu tiên của ĐBSCL và đưa bệnh viện vào danh sách trung tâm ghép thận thứ 26 tại Việt Nam.
  • Không ngừng hoàn thiện pháp luật để đảm bảo tốt hơn quyền con người
    Tiếp tục ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028 là minh chứng mạnh mẽ nhất cho cam kết của Việt Nam về bảo đảm quyền con người, nhất là trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thực hiện nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
  • Vì sao khó giải quyết tình trạng nợ bảo hiểm xã hội?
    Tình trạng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động. Việc xử lý vấn đề này đang là bài toán khó. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm này.
Mới nhất