Phim tài liệu: Then trong đời sống của đồng bào xứ Lạng
VOVLIVE - Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian, nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Theo quan niệm của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng, Then có nghĩa là “tiên”, “người trời”. Những người làm then là đại diện của trời, được cử xuống trần giúp nhân dân tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành. Cũng từ đó, Then ra đời với những nghi thức, nghi lễ cầu mưa, cầu nắng, cầu an, cầu phúc, cầu mùa màng bội thu
  • Phim tài liệu: Những ngôi chùa nổi tiếng tại Thừa Thiên Huế
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế là trung tâm Phật giáo lớn ở khu vực miền Trung, có lịch sử lâu đời, sức ảnh hưởng to lớn đối với Phật giáo cả nước. Mỗi một ngôi cổ tự không chỉ là công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa con người với cảnh quan thiên nhiên, mà còn là địa chỉ lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc.
  • Phim tài liệu: Thánh thất Cao đài Đa Phước
    Tọa lạc trên một ngọn đồi yên tĩnh của thành phố Đà Lạt, Thánh thất Cao Đài Đa Phước là một công trình tôn giáo nổi bật với kiến trúc đặc sắc và vẻ đẹp bí ẩn. Với tổng diện tích 1627 mét vuông, thánh thất Đa Phước là một trong những công trình lớn nhất Việt Nam hiện nay với với hàng nghìn tín đồ sinh hoạt đạo.
  • Phim tài liệu: Chùa Sắc Tứ Khải Đoan - điểm đến tâm linh nổi tiếng của Buôn Ma Thuột
    Có một điểm đến rất yên bình, thanh tịnh mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử nằm ngay giữa thành phố Buôn Ma Thuột, đó là chùa Sắc Tứ Khải Đoan. Đây không chỉ là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo tại Đắk Lắk mà còn là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến.
  • Phim tài liệu: Vai trò của thầy cúng trong đời sống người Ê đê
    Trong đời sống người dân Ê đê, hằng năm có rất nhiều lễ cúng liên quan đến con người hoặc mùa màng. Và người thực hành các lễ cúng đó tiếng Ê đê gọi là Pô Riu Yang, hay còn gọi là: “Thầy cúng”. Họ được xem là sợi dây nối hai thế giới thần và người, là sứ giả có thể đem thông điệp linh thiêng của thần linh tới cộng đồng và truyền tải những lời khẩn cầu của bà con tới các vị thần linh.
  • Phim tài liệu: Độc đáo nghi lễ vòng đời của dân tộc M'nông
    Với tín ngưỡng đa thần, người M’Nông Gar ở Đắk Lắk cũng như các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên đều có những lễ cúng liên quan đến vòng đời người cũng như vòng đời cây lúa. Trong đó, nghi lễ vòng đời là hệ thống nghi lễ chính của người M’nông, phản ánh khá rõ nét bản sắc văn hóa tộc người, có vai trò quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
  • Phim tài liệu: Không gian tôn giáo và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005. Trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bahnar, Xê Đăng, M’Nông, Cơ ho, Rơ Măm, Ê Đê, Jrai..
  • Phim tài liệu: Đại Giác cổ tự - Nơi lưu giữ những giá trị văn hoá lịch sử của Đồng Nai
    VOVLIVE - Về với vùng đất Cù lao Phố, không thể không ghé thăm một ngôi cổ tự có tên là Đại Giác. Chùa Đại Giác được dựng từ năm 1412, ban đầu chỉ là một cái am nhỏ lợp tranh thờ Phật, về sau khi cư dân dần dần đông đúc, năm 1665 mới xây dựng thành một ngôi chùa lớn và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Nam.
  • Phim tài liệu: Phật Tổ - Ngôi chùa đầu tiên nơi vùng đất cực Nam Tổ quốc
    VOVLIVE - Cà Mau - vùng đất ở cực Nam của Tổ quốc - nơi gắn liền với hành trình mở cõi của cha ông ta. Nơi có Quan Âm Cổ tự mà dân gian hay gọi là chùa Phật Tổ - một di tích kiến trúc tâm linh độc đáo còn lưu giữ được dáng vẻ đặc trưng của một mái đình Nam Bộ xưa....
  • Phim tài liệu: Đời sống văn hoá của ngư dân qua lễ hội Nghinh Ông
    VOVLIVE - Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, để tri ân những người ngày xưa đã....có công bảo vệ biển đảo. Chúng ta với mục tiêu bảo vệ Tổ quốc và biển đảo, từ trẻ em đến người già, đều về với Lễ hội để thể hiện sự tri ân với Tổ tiên.
  • Phim tài liệu: Di sản tín ngưỡng tâm linh thờ thần Cao Sơn trong quần thể danh thắng Tràng An
    VOVLIVE - Bốn vị thần, thánh đó là: Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh và Thần Không Lộ. Đền thờ các vị thần ở Ninh Bình có vai trò lớn trong việc bổ sung tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần và được gọi là không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn. Và Trấn Tây của Hoa Lưu tứ trấn nay chính là đền thờ Thần Cao Sơn thuộc khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính
  • Phim tài liệu: Linh thiêng non nước chùa Thầy
    VOVLIVE - Chùa Thầy – hay còn gọi là là Thiên Phúc tự - ngôi chùa cổ kính được biết đến như một tuyệt tác của bàn tay con người giữa kỳ quan thiên nhiên “hữu động, hữu hồ, hữu thiên thị, giang sơn nhất đới biểu kỳ quan”. Sử sách ghi lại, Chùa Thầy ban đầu chỉ là một am nhỏ mang tên Hương Hải được xây dựng từ thời Lý. Các thế hệ trụ trì, hướng Phật đã góp tâm góp sức nhiều lần tu bổ, tôn tạo. Tuy nhiên đến nay, chùa vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị đặc sắc của lối kiến trúc đậm màu Phật giáo phương đông
  • Phim tài liệu: Chùa Cổ Lễ - Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử
    VOVLIVE - Không chỉ là một di tích văn hóa, tôn giáo, chùa Cổ Lễ còn là một di tích cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuân lời Phật dạy: “Cứu khổ-Độ sinh”, chùa Cổ Lễ trở thành nơi hoạt động cách mạng, nơi ẩn giấu cán bộ trong vùng địch hậu, là trụ sở của tỉnh, huyện Phật giáo cứu quốc trong nhiều năm.
  • Phim tài liệu: Chiêng trong đời sống của người Mường Hòa Bình
    VOVLIVE - Những tiếng chiêng khi êm đềm, sâu lắng lúc lại rộn ràng, ngân vang đã trở thành thanh âm quen thuộc với mỗi đời người Mường ở Hòa Bình… Tiếng chiêng gắn bó với đời sống mỗi người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi mất đi. Vì thế, với họ, chiêng là vật thiêng, là linh hồn bất tử, thể hiện khát vọng của người Mường
  • Phim tài liệu: Thánh đường Hồi giáo, niềm tự hào của người Chăm
    VOVLIVE - Một trong năm điều răn của người Hồi giáo là phải hành hương tới thánh địa Mecca một lần trong đời. Dù vậy, đối với cộng đồng Hồi giáo tại Việt Nam, nhiều người không đủ điều kiện đi xa vẫn có thể chọn cho mình những chuyến hành hương tới những nhà thờ Hồi giáo làng Chăm với những thánh đường và tiểu thánh đường lộng lẫy. Những thánh đường này mang đến cho bất cứ ai lần đầu dừng chân cảm giác choáng ngợp với kiến trúc tinh tế, tôn nghiêm
  • Phim tài liệu: Huyền bí những “đôi mắt” Phố Hội
    VOVLIVE - Trải mấy trăm năm, thương cảng Hội An từng hưng thịnh, rồi suy thoái và nay lại hồi sinh trong một diện mạo mới: di sản văn hóa của nhân loại. Nhưng những “đôi mắt” của phố Hội vẫn còn nguyên nơi ấy, vẫn là những “nhân chứng” sống động biểu trưng cho nét văn hóa riêng của phố Hội, giúp cho người Hội An nhìn đời, soi mình và răn dạy các lớp hậu sinh những điều tử tế, thiện tâm.