Dân tộc, tôn giáo
VOVLIVE - Khi tình nguyện đến các bản vùng cao dạy chữ, mỗi "giáo viên vùng cao" đều mang theo một trái tim sẵn sàng hy sinh thầm lặng để cho con chữ được nảy mầm, sinh sôi trên những vùng đất khó.
-
VOVLIVE - Trong Chương trình Mục tiêu Quốc Gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 2021-2025, nội dung về hỗ trợ khởi nghiệp cho đồng bào dân tộc và miền núi được chú trọng quan tâm. Với mục tiêu thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh ở đồng bào dân tộc.
-
Việc phát triển giáo dục tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số được xem là chìa khóa quan trọng để tạo ra sự bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
-
VOVLIVE - Chương trình tiêm chủng mở rộng ngày nay cũng phải đối mặt nhiều thách thức với những thách thức, đặc biệt là khi tiếp cận cộng đồng ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa và dân tộc thiểu số. Điều này sẽ gây nhiều thiệt thòi cho sức khỏe của các em, tăng tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong.
-
VOVLIVE - “Quân đội là trường học lớn của thanh niên Việt Nam”. Trong môi trường quân ngũ, thanh niên có cơ hội rèn luyện, học tập những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; được tiếp thu những kiến thức chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội và kỹ năng hữu ích cho bản thân... Và hơn hết, thực hiện nghĩa vụ quân sự là tham gia, đóng góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
-
VOVLIVE - Đối với mọi quốc gia, phát triển dân số phù hợp và kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này.
-
-
VOVLIVE - Khi những căn nhà mới vững chắc được dựng lên, đồng bào dân tộc sẽ có thể an tâm lao động sản xuất, tính toán sinh kế để vươn lên thoát nghèo và từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia.
-
VOVLIVE - Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và nhà nước đã có nhiều chương trình và chính sách quan trọng. Trong đó, nổi bật có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021- 2025
-
VOVLIVE - Các HTX, liên hiệp HTX, Tổ hợp tác vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế, góp phần bảo đảm an sinh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
-
VOVLIVE - Từ thời xa xưa, đồng bào Mường ở nhiều nơi đã lập đền, lập miếu thờ cúng cây si. Khi muốn lấy cây si trên rừng, người Mường cũng phải làm lễ cúng. Theo quan niệm, nếu không làm lễ cúng trước khi chặt hoặc khi làm lễ cúng mà khai tên tuổi, quê quán, mục đích sử dụng không đúng thì sẽ bị ốm. Khi đi làm nương, làm rẫy, chẳng may chặt phải rễ hay cành cây si cũng phải làm lễ tạ xin.
-
VOVLIVE - Ngày 30 Tết là ngày mang ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trong tín ngưỡng của người Cao Lan. Vào ngày này, người Cao Lan dậy vào lúc sáng sớm để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sau đó tiến hành “Chí dịt”, tức là tục dán giấy đỏ trong nhà.
-
VOVLIVE - Lễ cúng máng nước chính là một dịp để đồng bào Ca Dong (Xơ - Đăng) đánh dấu thời khắc bước vào năm mới, vụ múa mới và cũng là dịp để gắn kết tình đoàn kết cộng đồng. Nhưng hơn cả, lễ hội này đã phản ánh ước vọng được thiên nhiên che chở, giúp cộng đồng nâng cao ý thức về tầm quan trọng của nước trong đời sống hàng ngày, từ đó, biết gìn giữ và bảo vệ nguồn nước và thiên nhiên.
-
VOVLIVE - Đối với người Thái ở xứ Nghệ, dù có bận rộn đến đâu nhưng những ngày cuối năm, đàn ông trai tráng đều rủ nhau lên rừng lấy củi khô về nhà. Những thanh củi này dùng để nấu bánh chưng, nấu các món ăn tiếp đón bà con họ hàng, giữ ấm cho cả nhà, nhưng đặc biệt là để thực hiện tục giữ lửa trong đêm 30 Tết.
-
VOVLIVE - Là hình thức kết nối ước vọng của con người với thế giới thần linh, xòe lâu nay đã là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái. Xòe phản ánh vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Thái, thể hiện ước vọng của con người, cầu mong sự trợ giúp, phù hộ của thần linh có một cuộc sống no đủ, bình an.
-
Hát Quan làng trong đám cưới truyền thống của đồng bào dân tộc Tày không chỉ thể hiện nét văn hóa nhân văn cao đẹp mà còn là hình thức giao lưu, gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng dân cư.
-
Lễ hội trỉa lúa của đồng bào dân tộc Brâu đã phản ánh những ước mong, hy vọng mộc mạc của bà con dân bản về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhiều mì, nhiều khoai, nhà nhà ấm no hạnh phúc. Qua đó, thể hiện khát vọng làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên của con người. Đồng thời, lễ hội cũng là dịp để tăng cường tình đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc Brâu.