Các radar lỗi thời của Su-35 sẽ làm mất đi lợi thế “cơ động” trong không chiến của máy bay Nga. Dan Hampton, một trung tá không quân Mỹ đã nghỉ hưu, người đã lái F-16 và được biết đến với biệt danh Two Dogs, là cựu chiến binh bày tỏ ý kiến này. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Facts, Hamilton đã tiết lộ một số chi tiết từ kinh nghiệm dày dặn của mình.
Dan Hampton cho biết, phi công điều khiển máy bay chiến đấu phải thuần thục kỹ năng trong cả không chiến ở khoảng cách gần và ở khoảng cách xa. Trong trường hợp đầu tiên, thành công trong chiến đấu thường phụ thuộc vào kinh nghiệm của phi công và mức độ hiểu biết của anh ta về chiếc máy bay đang lái. Tuy nhiên, trong không chiến tầm xa, kinh nghiệm là không đủ mà điều quan trọng hơn cả là radar và cảm biến của máy bay.
Hamilton khẳng định công nghệ radar của Su-35 đã lỗi thời, nó có tuổi đời đã 30 năm. “Đây là một vấn đề đối với người Nga”, chuyên gia nói. Trong khi F-16 có radar tiên tiến, điều này giúp phi công có lợi thế trong không chiến tầm xa.
Ngoài ra, cựu phi công nhớ lại rằng radar của F-16 có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc. Một ưu điểm khác của F-16 là có khả năng tấn công một mục tiêu bằng nhiều loại tên lửa khác nhau.
Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng những tuyên bố của Hamilton không được chính xác. Ví dụ, radar của Su-35 là Ibris-E, nó không phải là công nghệ của 30 năm trước, radar được đưa vào hoạt động từ năm 2007. Mặc dù không phải là loại radar AESA mới nhất, nhưng Ibris-E cũng có khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu.
Theo các kỹ sư Nga, radar Ibris-E có thể theo dõi tới 30 mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 350 km và có thể tấn công 8 mục tiêu cùng lúc. Đồng thời Su-35 cũng giống như F-16, có thể sử dụng nhiều loại vũ khí, cả mục tiêu đơn và đa mục tiêu.
Theo cựu phi công người Mỹ, khả năng cơ động của F-16 giúp máy bay Mỹ có lợi thế lớn hơn trong cận chiến. Theo dữ liệu chính thức, F-16 không cơ động hơn Su-35, ngược lại Su-35 đánh bại F-16 ở chỉ số này. Bên cạnh đó Hamilton cũng cho rằng các phi công Ukraine khéo léo và linh hoạt hơn phi công Nga.
Ý kiến của cựu phi công Mỹ được giới truyền thông săn đón nhiều trong những tuần gần đây, bởi Hamilton tuyên bố rằng anh ấy sẵn sàng chiến đấu cho Ukraine nếu được phép. Ngoài ra, Hamilton cũng có khá nhiều kinh nghiệm chỉ huy kèm theo nhiều giờ bay thực tế.
F-16 là máy bay chiến đấu được Ukraine liên tục yêu cầu Mỹ viện trợ trong thời gian gần đây. Cũng chính vì điều này mà những phi công như Hamilton ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các tiêu đề của các phương tiện truyền thông khi bàn luận về F-16.
Đồng thời, các phi công Ukraine cũng thường xuyên lập luận rằng các máy bay chiến đấu của họ có từ thời Liên Xô không phải là đối thủ của các máy bay Nga hiện đại.
Bên cạnh đó, chính phủ Nga cũng thường xuyên tuyên bố rằng Su-35 có thể xử lý bất kỳ máy bay phương Tây nào và chúng không thể cạnh tranh với máy bay chiến đấu của Nga.
Đó chỉ là một quan điểm cá nhân, thực sự kết quả đối đầu giữa hai chiến đấu cơ này vẫn chưa rõ ràng, chỉ khi chúng được đối đầu trong tình huống thực tế mới có thể đánh giá chiếc máy bay nào hiệu quả hơn.