Máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon vẫn là tiêu điểm gây nhiều chú ý trong thời gian qua. Ukraine luôn mong muốn nhận được những chiếc máy bay chiến đấu này và họ cho rằng F-16 sẽ là chìa khóa quan trọng cho cuộc phản công sắp tới. Tuy nhiên, hiện tại Washington phản đối ý định này, có nhiều ý kiến từ các chuyên gia cho rằng F-16 sẽ không hữu dụng đối với Không quân Ukraine.
Rất nhiều các chuyên gia phân tích cho cảnh báo Ukraine không cần F-16. Trang Bulgarian Military cũng đã nhiều lần đưa tin rằng loại máy bay này sẽ không mang lại lợi thế mong muốn cho Kiev. Ngược lại nó có thể gây ra nhiều thất vọng và thất bại này không phải do đặc điểm của máy bay, mà là do thực tế chiến trường.
Những trở ngại thông thường
Điểm trở ngại đầu tiên là chiếc máy bay này không thể cất cánh từ đường băng ngắn. Các cơ sở không quân của Ukraine được xây dựng theo thiết kế của Liên Xô. MiG-29 và Su-27 là máy bay của Liên Xô chứ không phải của phương Tây, những máy bay này không chỉ có thể cất cánh từ đường băng ngắn mà còn có thể cất cánh từ đường băng gồ ghề, trong điều kiện phức tạp. Trong khi F-16 không thể làm được điều đó.
Thứ hai, F-16 cần phải được bảo dưỡng tại kho xưởng thường xuyên. Điều này đòi hỏi Ukraine phải xây dựng đường băng và mở rộng kho chứa để phục vụ F-16. Trong khi đó không quân Nga sẽ rất dễ phát hiện ra mục tiêu “ngon ăn” này và những quả tên lửa sẽ xóa sổ mọi thứ.
Thứ ba, từ hai yếu tố trên thì F-16 không thể có nơi để cất giấu. Những chiếc máy bay này sẽ phơi mình trên mặt đất và trở thành những mục tiêu dễ dàng cho không quân Nga.
Bên cạnh đó, sự cố động cơ của F-16 cũng xảy ra thường xuyên. F-16 “mong manh” đến mức đường băng, kho chứa và căn cứ không quân cần có sự chuẩn bị đặc biệt. Đây là lời của một chuyên gia có tên là Justin Bronk, một nhà phân tích chiến tranh trên không tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI).
Điều kiện đường băng
Hiện tại, Nga không ném bom các sân bay Ukraine. Tuy nhiên, nếu Ukraine nhận được máy bay chiến đấu phương Tây, không quân Nga rất có thể sẽ tăng cường các hoạt động trinh sát và tấn công các cơ sở không quân Ukraine.
Trong kịch bản này, khi biết được tọa độ chính xác khu vực đặt F-16 của Ukraine, máy bay Nga chỉ cần lao xuống đường băng và ấn nút là đủ. Thậm chí không cần phải nhắm vào máy bay trên đường băng hoặc tòa nhà kiểm soát không lưu.
Một cuộc không kích của Nga với một cặp Su-30, Su-35 và MiG-31, thả những quả bom từ nửa tấn đến một tấn hoặc tên lửa không đối đất trên đường băng, sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại nghiêm trọng, đường băng sẽ bị phá hủy và cần ít nhất vài tuần để sửa chữa cho máy bay cất cánh.
Một số chuyên gia cho rằng F-16 không phải là lựa chọn tốt cho Ukraine, có nhiều máy bay chiến đấu được đánh giá là sẽ hoạt động tốt hơn trong điều kiện như vậy, một ví dụ tiêu biểu là máy bay chiến đấu Gripen.
Gripen có thể cất cánh từ đường băng ngắn, từ đường cao tốc, sân bay nông nghiệp, máy bay không cần kho chứa, có thời gian triển khai nhanh. Tất cả đều vượt qua khả năng công nghệ và hiệu suất của F-16. Tuy nhiên vấn đề của Ukraine là hiện tại Mỹ mới là tài trợ vũ khí chứ không phải Thụy Điển.