Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi

11/04/2024, 11:05

Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4, Chính phủ thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7.

Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4.

Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về: dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2023.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nêu rõ, dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) cần quyết nghị để sớm trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

Còn phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023, theo người đứng đầu Chính phủ, cần sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để phân bổ, sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2024. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2024. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm.

Vậy nên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã dành rất nhiều thời gian cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức 25 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Theo Thủ tướng, Chính phủ đã cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với gần 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật và các nội dung liên quan để trình các cấp có thẩm quyền; ban hành hàng trăm nghị định, chỉ đạo ban hành các thông tư để hướng dẫn thi hành các luật.

Lãnh đạo Chính phủ nhận định, đây là những nội dung quan trọng, cấp bách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn do nhiều vấn đề mới phát sinh, nhưng chưa có quy định, hoặc đã có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng công tác xây dựng pháp luật giúp tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc, vượt qua các khó khăn, thách thức, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực trưởng mới (như Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Xuất nhập cảnh, các luật liên quan chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…).

Trong bối cảnh khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu chất lượng ngày càng cao, Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục quan tâm bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực và tâm huyết cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Cũng theo yêu cầu của Thủ tướng, các Bộ, ngành cần đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thuận lợi và có chế độ, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ làm công tác này; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan.

Anh Nhật

Bài liên quan
Thủ tướng Thái Lan trình danh sách nội các mới, đề xuất kiêm Bộ trưởng Văn hóa
VOVLIVE - Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đệ trình danh sách nội các mới lên nhà vua, trong đó bà Paetongtarn sẽ kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Văn hóa.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư Tô Lâm khảo sát mô hình chính quyền hai cấp tại TP. Hồ Chí Minh
VOVLIVE - Chiều nay (29/6), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp đi khảo sát thực tế mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại phường Xuân Hòa và xã Tân Vĩnh Lộc, trước thềm vận hành phường, xã mới. Cùng đi với Tổng Bí thư có Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.
  • Xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt 94,7%
    VOVLIVE - Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo tại Phiên họp thứ năm của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho biết: Cả nước đã có 38/63 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng, tăng 23 địa phương so với Phiên họp thứ tư.
  • Trung Quốc ứng phó lũ khẩn cấp: 40.000 người sơ tán, 13 sông vượt mức báo động
    VOVLIVE - Trung Quốc ứng phó khẩn cấp lũ lụt ở Quý Châu khiến hơn 40.000 người dân phải sơ tán, mực nước nhiều sông lên mức báo động.
  • Kỳ thi THPT 2025: Đổi mới giáo dục nhưng cần cân đối giữa dạy - học - thi
    VOVLIVE - Kỳ thi năm nay đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, khi hơn 1 triệu thí sinh lần đầu dự thi theo Chương trình GDPT 2018. Đề thi được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực. Tuy vậy, sau kỳ thi cũng đặt ra những bài toán về sự đồng bộ giữa đổi mới thi cử với điều kiện dạy - học và yêu cầu bảo đảm công bằng trong xét tuyển.
Mới nhất