Cảnh báo từ việc sử dụng điện diệt chuột làm chết người

Phan Ánh/VOV-ĐBSCL | 24/05/2024, 17:15

Ngày 24/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tiến hành thực nghiệm điều tra vụ án “Giết người”, xảy ra vào ngày 6/5 vừa qua, tại ấp Tô Thủy, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Trước sự chứng kiến của các ngành, bị can Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1979, trú ấp Tô Thủy, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) diễn lại từng động tác mà Nhã đã thực hiện hành vi giăng điện để diệt chuột làm anh Nguyễn Văn Quí (sinh năm 1988, trú xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang tử vong.

Việc thực nghiệm điều tra được xem là hoạt động nhằm kiểm tra lại tình tiết chứng cứ của vụ án, đảm bảo tính khách quan, toàn diện, chính xác trong hoạt động tố tụng hình sự, phục vụ tốt cho công tác điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Trước đó, khoảng 19 giờ ngày 6/5 vừa qua, Nhã đem bình ắc quy và dụng cụ để diệt chuột bằng điện đến khu đất ruộng mà Nhã thuê trồng lúa. Tại đây, Nhã đã sử dụng bộ biến điện từ 1 chiều sang điện xoay chiều rồi câu móc điện vào dây chì đã được Nhã kéo xung quanh ruộng trước đó.

Sau khi giăng bẫy diệt chuột xong, Nhã chở con đi gửi. Lúc này, Nguyễn Văn Quí đi xiệt cá đã vướng phải bẫy điện diệt chuột của Nhã dẫn đến tử vong. Sau khi sự việc xảy ra, Nhã đã đến Công an huyện Tri Tôn để đầu thú.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Nhã về tội “Giết người”.

Để tránh những vụ án thương tâm từ việc sử dụng điện để đánh bắt cá, diệt chuột trong thời gian tới, ngoài việc lực lượng Công an các địa phương phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân nâng cao nhận thức, có biện pháp phù hợp để bảo vệ tài sản, mùa màng của gia đình, không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như tính mạng của con người; trong quá trình lao động, sản xuất, người dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, tuyệt đối không sử dụng điện để đánh bắt cá; làm bẫy diệt chuột bảo vệ lúa, hoa màu;… trái phép.

Việc sử dụng điện để bẫy, diệt chuột, đánh bắt cá, bảo vệ lúa và hoa màu…là rất nguy hiểm, có thể làm chết người bất cứ lúc nào; nếu gây hậu quả chết người thì sẽ bị xử lý hình sự về tội “Giết người”, quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự.

Bài liên quan
Đề nghị truy tố nhóm đối tượng “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”
VOVLIVE - Chiều 25/9, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đơn vị này vừa chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị truy tố 4 đối tượng về tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm và thúc đẩy quyền con người
Việc thông qua Báo cáo tại Hội đồng nhân quyền là bước cuối cùng hoàn thành một chu kỳ UPR. Dư luận hiện nay rất đồng tình với Việt Nam, đặc biệt, sau kết quả tích cực của Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại Nhóm làm việc hồi tháng 5/2024.
  • Lừa đảo cài đặt VNeID giả mạo: Thủ đoạn không mới nhưng nhiều người vẫn sập bẫy
    Thủ đoạn mạo danh cơ quan công an gọi điện hướng dẫn cài đặt ứng dụng (app) VNeID giả mạo, kích hoạt tài khoản định danh điện tử gần đây lại tái diễn. Tin vào lời hướng dẫn của đối tượng lừa đảo, nhiều bị hại bị kẻ xấu rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng.
  • Vì sao giá vàng nhẫn tăng chóng mặt?
    Chuyên gia phân tích nhiều nguyên nhân khiến giá vàng nhẫn tăng chóng mặt thời gian gần đây và dường như chưa có dấu hiệu dừng lại.
  • Làm gì để “hồi sinh” cây xanh bị gãy đổ do bão?
    Hà Nội hiện có khoảng 142.000 cây xanh đô thị do thành phố quản lý. Bão Yagi làm khoảng 25.000 cây gãy đổ, trong đó có 8.700 cây đô thị, có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Đây là con số rất lớn. Nhiều ý kiến thắc mắc, việc trồng lại cây như vậy có hiệu quả không? Cần làm gì để “hồi sinh” số lượng cây gãy đổ này?
Mới nhất