Bộ GD&ĐT đề xuất chính sách tiền lương mới cho giáo viên

18/09/2023, 17:21

Bộ GD&ĐT đề xuất chính sách tiền lương mới cho giáo viên theo vị trí việc làm, chức danh, bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

Ngày 18/9, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, đơn vị đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất chính sách tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

Theo thống kê, từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2023, hơn 40.000 giáo viên mầm non, phổ thông bỏ việc, nguyên nhân chủ yếu là do đồng lương thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Bộ GD&ĐT đưa ra đề xuất trên với kỳ vọng phần nào giải quyết được thực trạng nhiều nhà giáo bỏ việc thời gian qua.

Bộ GD&ĐT đề xuất chính sách tiền lương mới cho giáo viên. (Ảnh minh hoạ: L.Đ)

Bộ GD&ĐT đề xuất chính sách tiền lương mới cho giáo viên. (Ảnh minh hoạ: L.Đ)

Hiện thầy cô và cán bộ quản lý giáo dục được hưởng các chính sách bao gồm: lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên và một số chính sách khác.

Với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại miền núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng một số ưu đãi như: phụ cấp ưu đãi với mức cao hơn so với các nhà giáo dạy ở đồng bằng, thành phố.

Ngoài ra, nhà giáo còn được hưởng thêm một số chế độ phụ cấp, trợ cấp khác như: phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hàng năm, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch; phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Những năm gần đây, mặc dù Chính phủ quan tâm nâng mức thu nhập cho giáo viên, tuy nhiên, so với biến động về giá cả hàng hóa và tình hình kinh tế xã hội hiện nay thì thu nhập của đội ngũ vẫn đang ở mức thấp.

Bộ GD&ĐT đã thống nhất với Bộ Nội vụ xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo (Luật Giáo dục 2019). Theo đó, giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sẽ được xếp ở hệ số lương khởi điểm 2,10; giáo viên tiểu học và THCS xếp ở hệ số lương khởi điểm là 2,34. Việc xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo đã giúp cho giáo viên mới ra trường cải thiện một phần thu nhập.

“Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan đề xuất chính sách tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng theo tinh thần của Nghị quyết số 27”, Bộ GD&ĐT thông tin.

Tháng 8/2023, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có cuộc gặp gỡ, đối thoại với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Bộ GD&ĐT tiếp nhận khoảng 6.500 ý kiến của đội ngũ nhà giáo, trong đó có tới 2.000 câu hỏi về tiền lương, 500 ý kiến kiến nghị tuổi nghỉ hưu của giáo viên… Tại buổi đối thoại, nhiều nội dung, câu hỏi ông Nguyễn Kim Sơn đã trực tiếp trả lời các nhà giáo, một số vấn đề còn lại được các đơn vị tổng hợp và tiếp tục trả lời.

Hà Cường

Bài liên quan
Bộ GD&ĐT bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10
Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi dự thảo quy chế tuyển sinh bậc THCS và THPT, trong đó bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10, cho phép địa phương tự quyết định.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất