Bộ Công an đề xuất đeo vòng điện tử quản lý người bị cấm đi khỏi nơi cư trú

Minh Tuệ | 19/07/2024, 09:30

Theo Bộ Công an, việc gắn thiết bị giám sát điện tử với người bị cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ góp phần phòng ngừa các đối tượng này bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

Bộ Công an vừa trình dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đây là dự luật được sửa đổi từ Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam hiện hành.

Theo Bộ Công an, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 nêu rõ cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án.

Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định, trong đó có nghĩa vụ chịu sự quản lý, theo dõi của chính quyền cấp xã hoặc đơn vị quân đội.

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú còn phát sinh một số bất cập như chưa có trình tự, thủ tục thi hành biện pháp này kể từ khi các cơ quan có thẩm quyền ban hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Bộ Công an đề xuất đeo vòng điện tử quản lý người bị cấm đi khỏi nơi cư trú. (Ảnh minh hoạ)
Bộ Công an đề xuất đeo vòng điện tử quản lý người bị cấm đi khỏi nơi cư trú. (Ảnh minh hoạ)

Do chưa áp dụng các ứng dụng khoa học, công nghệ nên các cơ quan cũng không biết đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đi đâu, làm gì để áp dụng các biện pháp theo dõi, quản lý. Thực tiễn đã xảy ra tình trạng các đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú bỏ trốn dẫn đến các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành quyết định truy nã.

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, Bộ Công an đề nghị lựa chọn giải pháp gắn vòng giám sát điện tử (vòng đeo tay hoặc đeo chân) với người bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Áp dụng biện pháp giám sát điện tử sẽ phòng ngừa người được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú của người được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

Việc này cũng giúp theo dõi quản lý di biến động của các đối tượng, có thể nhận dạng từ xa, theo dõi vị trí của người đó. Một hệ thống tích hợp để giám sát việc theo, mở thiết bị trái phép cũng được xây dựng.

Bộ Công an thông tin tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, một số nước đã sử dụng thiết bị vòng đeo để thực hiện quản lý người chấp hành án hình sự ngoài cộng đồng như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan...

Theo Cục Trại giam và Cục Tạm tha - Bộ Tư pháp Vương quốc Thái Lan, sau 3 năm thực hiện thí điểm triển khai, số đối tượng vi phạm rất ít, được đánh giá có hiệu quả cao, giảm chi phí so với quản lý đối tượng tại trại giam.

Bộ Công an cho biết, ngân sách Nhà nước sẽ chi trả việc mua thiết bị giám sát, xây dựng trung tâm quản lý giám sát điện tử, duy trì hoạt động của các thiết bị liên quan.

Minh Tuệ
Bài liên quan
Cá độ bóng đá và tổ chức cá độ bóng đá đối diện hình phạt nào?
VOVLIVE - Người tham gia cá độ bóng đá và người tổ chức hoặc cầm đầu đường dây cá độ bóng đá đều vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy từ cá độ bóng đá nảy sinh nhiều loại tội phạm, vi phạm pháp luật khác như: "tín dụng đen”, lừa đảo, cướp, trộm cắp tài sản...

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Trực tiếp: Cả nước công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự
Sáng nay (30/6), trên cả nước đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
  • Xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt 94,7%
    VOVLIVE - Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo tại Phiên họp thứ năm của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho biết: Cả nước đã có 38/63 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng, tăng 23 địa phương so với Phiên họp thứ tư.
  • Trung Quốc ứng phó lũ khẩn cấp: 40.000 người sơ tán, 13 sông vượt mức báo động
    VOVLIVE - Trung Quốc ứng phó khẩn cấp lũ lụt ở Quý Châu khiến hơn 40.000 người dân phải sơ tán, mực nước nhiều sông lên mức báo động.
  • Kỳ thi THPT 2025: Đổi mới giáo dục nhưng cần cân đối giữa dạy - học - thi
    VOVLIVE - Kỳ thi năm nay đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, khi hơn 1 triệu thí sinh lần đầu dự thi theo Chương trình GDPT 2018. Đề thi được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực. Tuy vậy, sau kỳ thi cũng đặt ra những bài toán về sự đồng bộ giữa đổi mới thi cử với điều kiện dạy - học và yêu cầu bảo đảm công bằng trong xét tuyển.
Mới nhất