Ấn Độ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển

23/04/2023, 13:50

Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 22/4 thông báo lần đầu tiên thử tên lửa đánh chặn trên biển có khả năng ngăn một tên lửa đạn đạo hạt nhân đang bay đến.

Vụ thử được tiến hành trong khuôn khổ nhiệm vụ lâu dài hướng tới xây dựng một hệ thống Phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) hiệu quả cả trên đất liền và trên biển.

Ấn Độ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển - 1

Ấn Độ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển. Ảnh: indiatimes.com

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết vụ thử “tên lửa đánh chặn trong khí quyển” từ một tàu chiến đã được Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) cùng Hải quân nước này tiến hành ngoài khơi bờ biển Odisha ở Vịnh Bengal hôm 21/4.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nêu rõ: “Mục đích của cuộc thử nghiệm là đối đầu và vô hiệu hóa mối đe dọa tên lửa đạn đạo thù địch, qua đó đưa Ấn Độ vào câu lạc bộ các quốc gia có khả năng BMD hải quân”.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh chúc mừng DRDO, Hải quân và các đối tác trong ngành đã cùng thực hiện thành công vụ thử. 

Về phần mình, Chủ tịch DRDO, Tiến sĩ Samir V Kamat khẳng định Ấn Độ "đã đạt được sự tự lực trong việc phát triển các hệ thống chống tên lửa đạn đạo lấy mạng làm trung tâm có độ phức tạp cao”.

Trước đó, DRDO đã thực hiện thành công một loạt thử nghiệm đối với hệ thống BMD hai tầng trên đất liền, được thiết kế nhằm theo dõi và tiêu diệt tên lửa đạn đạo hạt nhân cả bên trong lẫn bên ngoài bầu khí quyển của Trái Đất ở độ cao từ 15 - 25 km đến 80 - 100 km.

(Nguồn: Báo Tin tức )

Bài liên quan
Máy bay rơi ở Ấn Độ: Nghi vấn phi công gặp vấn đề tâm thần
VOVLIVE - Cơ quan điều tra xem xét hồ sơ y tế của cơ trưởng máy bay Air India gặp nạn tại Ahmedabad, sau khi có thông tin ông từng bị trầm cảm.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Rà soát sửa đổi, bổ sung các luật, thúc đẩy kiến tạo, phát triển
Ngày 23/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến vào 8 nội dung xây dựng pháp luật, gồm 7 dự án luật và chương trình lập pháp của Chính phủ năm 2026.
Mới nhất