Xung đột ở Ukraine thay đổi sau khi Ukraine bắn tên lửa Mỹ vào Nga?

Phương Anh (Nguồn: Asia Times ) | 30/11/2024, 13:16

Tại sao Mỹ lại thay đổi quyết định cho phép Kiev phóng tên lửa tầm xa ATACMS vào Nga và điều này sẽ thay đổi cuộc chiến như thế nào?

Việc Mỹ dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS của Ukraine được cho là nhằm giúp nước này đẩy lùi các lực lượng Nga, củng cố vị thế của Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đến Nhà Trắng vào tháng 1.

Tuy nhiên, sự ủng hộ này đây có thể là quá ít và quá muộn để Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Chuyện gì đã xảy ra?

Trong một động thái bất ngờ, chính quyền ông Biden dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp được gọi là ATACMS (Hệ thống tên lửa chiến thuật của quân đội), có tầm bắn khoảng 300 km. Trước đó, Mỹ yêu cầu Ukraine chỉ sử dụng chúng để chống lại các lực lượng Nga trên lãnh thổ Ukraine.

Chi tiết chính xác về sự thay đổi trong chính sách của Mỹ vẫn chưa được công bố. Tờ New York Times đưa tin rằng quyền được tấn công lãnh thổ Nga ban đầu chỉ áp dụng cho việc tấn công các lực lượng Nga đang tập trung ở khu vực Kursk.

Nga muốn giành kiểm soát hơn 500 km2 lãnh thổ trong một cuộc tấn công táo bạo vào tháng 8. Các cơ quan phương Tây tin rằng phía Nga đang tập trung 50.000 quân.

Sự tăng cường của Nga có thể là lý do chính thúc đẩy việc dỡ bỏ các giới hạn đối với ATACMS. Tuy nhiên, nỗi lo về sự leo thang và khả năng xảy ra xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO là lý do chính khiến Mỹ vẫn khá thận trọng cho đến nay.

Các mối đe dọa hạt nhân là một yếu tố khác. Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 9 cảnh báo việc cho phép vũ khí phương Tây tấn công Nga sẽ cấu thành "sự tham gia trực tiếp" của NATO vào cuộc chiến.

Nga cho rằng nhân lực từ các nước phương Tây trực tiếp điều khiển các loại vũ khí xuất thân từ đó cũng như cần thông tin tình báo để đảm bảo nhắm mục tiêu chính xác.

Tổng thống Ukraine Zelensky và Tổng thống Mỹ Biden.
Tổng thống Ukraine Zelensky và Tổng thống Mỹ Biden. 

Hiệu ứng domino

Các hạn chế của Mỹ đối với việc sử dụng ATACMS khiến Anh và Pháp đặt ra các giới hạn tương tự đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow và SCALP, có tầm bắn 250 km. Như vậy, động thái "bật đèn xanh" của Mỹ có thể cho phép Anh và Pháp làm theo tương tự để nới lỏng các giới hạn đó.

Một sự thúc đẩy khác cho kho vũ khí của Ukraine có thể đến từ Đức, nơi một số đảng ủng hộ việc bật đèn xanh cho việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine, có tầm bắn 500 km. Cho đến nay, Thủ tướng Olaf Scholz chưa đồng ý với động thái này, nhưng sau các cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 2/2025, cục diện có thể thay đổi.

Các quan chức Washington gần đây tuyên bố ATACMS sẽ có tác dụng hạn chế vì Nga đã di chuyển phần lớn vũ khí chủ chốt của mình, đặc biệt là máy bay phản lực chiến đấu, ra khỏi tầm tấn công. Tuy nhiên, một số nhà phân tích quân sự tin rằng vẫn còn rất nhiều mục tiêu quân sự trong tầm bắn, có lẽ lên tới hàng trăm.

Các mục tiêu này có thể bao gồm các trạm chỉ huy và liên lạc, trung tâm hậu cần, kho vũ khí, đơn vị tên lửa và biệt đội trực thăng. Việc di chuyển thiết bị xa hơn khỏi tiền tuyến sẽ gây khó khăn cho các hoạt động của Nga, kéo dài tuyến tiếp tế và kéo dài thời gian hỗ trợ trên không.

Sự xuất hiện của ông Trump

Chính quyền ông Biden có thể tiếp tục giảm các hạn chế đối với việc sử dụng ATACMS bên trong Nga, ví dụ, cho phép sử dụng ngoài khu vực Kursk, trong nỗ lực để Ukraine ở vị thế mạnh nhất có thể trước khi  ông Trump nhậm chức.

Một số người Ukraine lo ngại ông Trump có thể cắt giảm hỗ trợ cho Ukraine trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh nhanh chóng. Tuy nhiên, những người khác tin rằng ông Trump có thể có một số đóng góp hữu ích như chính quyền ông Biden, xét đến việc ông có thể là một nhà đàm phán đáng tin cậy.

Một số người trong nhóm mới của ông Trump, đáng chú ý là Cố vấn An ninh Quốc gia sắp nhậm chức Mike Waltz, cũng nói đến khả năng sử dụng sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho Ukraine làm đòn bẩy để thúc đẩy Nga đàm phán.

Cũng có khả năng lớn là chính quyền ông Trump có thể hủy bỏ quyết định dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng ATACMS.

Phương Anh (Nguồn: Asia Times )
Bài liên quan
Ông Kim Jong-un nói Nga có quyền tự vệ trước Ukraine
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa là kết quả sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ, và Nga có quyền chiến đấu để tự vệ.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Quốc hội đồng ý khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng
Với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,69% tổng số đại biểu), chiều nay 29/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Mới nhất