Vì sao Quốc hội chưa thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh để gỡ vướng cho ngành Y?

Nguyễn Trang/VOV.VN | 15/11/2022, 20:34

Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi trước đó dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, tuy nhiên, một số nội dung trong dự thảo Luật còn chưa nhận được ý kiến đồng thuận cao, Quốc hội đã quyết định hoãn chưa thông qua dự thảo Luật này.

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra chiều nay (15/11), nhiều phóng viên đặt câu hỏi về việc sau một thời gian thí điểm tự chủ toàn phần, 2 bệnh viện lớn là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K xin dừng cơ chế này. Trước đó, trong kỳ họp Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu nêu ra những khó khăn vướng mắc trong quá trình tự chủ bệnh viện. Vậy giải pháp nào để gỡ vướng cho những đơn vị này?

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến phóng viên đặt câu hỏi về việc Quốc hội quyết định điều chỉnh thời gian thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đây là lĩnh vực “nóng” tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, vậy Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi dự kiến sẽ được điều chỉnh và thông qua khi nào?

Trả lời những nội dung này, ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp này, tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, có nhiều ý kiến đại biểu băn khoăn về các nội dung trong dự thảo luật, đặc biệt là phần về chính sách tài chính, cơ chế tài chính cho bệnh viện, trong đó có cả vấn đề về tự chủ bệnh viện. Ông Mai cho rằng, đây là những nội dung rất mới, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã báo cáo Quốc hội đây là nội dung cần thời gian để làm rõ, xin trình lại và thảo luận ở kỳ họp sau.

Liên quan đến vấn đề tự chủ bệnh viện, ông Nguyễn Hoàng Mai cho biết, hiện nay có 2 bệnh viện lớn “xung phong” tự chủ toàn phần nhưng sau đó lại xin dừng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có tác động của dịch Covid-19, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu tài chính của các bệnh viện. Song lý do khác quan trọng hơn là những vướng mắc về cơ chế liên quan khi thực hiện tự chủ.

Việc tự chủ bệnh viện đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của hàng loạt luật như Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Giá, Luật Đấu thầu. Ông Nguyễn Hoàng Mai cho biết, trong kỳ họp tới, Quốc hội sẽ cố gắng tối đa để thảo luận, thống nhất những quy định nào cần điều chỉnh trong các luật liên quan để tạo điều kiện cho các bệnh viện tự chủ.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội có 12 chương và 120 điều, nhiều hơn 14 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, bỏ 01 điều và bổ sung 15 điều./.

Bài liên quan
Loài cây là biểu tượng mùa thu Hà Nội, biết cách dùng sẽ cực tốt cho sức khỏe
Hoa sữa, loài cây quen thuộc với hương thơm nồng nàn đặc trưng, không chỉ tô điểm cho cảnh quan đô thị mà còn ẩn chứa nhiều công dụng chữa bệnh quý giá. Các bộ phận của cây hoa sữa, đặc biệt là vỏ cây, được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất