Trường đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam được chuyển thành đại học

Đình Thiệu/VOV-Miền Trung | 10/11/2024, 23:29

VOVLIVE - Hôm nay (10/11), Trường Đại học Duy Tân tại TP Đà Nẵng tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường Đại học Duy Tân (11/11/1994 - 11/11/2024) và Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. Đây là cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đầu tiên (và duy nhất, tính đến nay) ở Việt Nam được chuyển đổi mô hình thành “Đại học".

Trường Đại học Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994, là một trong 5 trường đại học dân lập đầu tiên của cả nước và là trường đại học dân lập đầu tiên của miền Trung. Năm 2015, Trường đã chuyển đổi sang loại hình Tư thục. Ngày 7/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1115 chuyển trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân, là 1 trong 8 đại học của Việt Nam và cũng là cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đầu tiên (và duy nhất, tính đến nay) ở Việt Nam được chuyển đổi mô hình thành “Đại học”.

30 năm qua, Nhà trường đã tuyển sinh hơn 153.770 sinh viên, đào tạo 87.116 tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư và cử nhân. Từ 2012, Trường Đại học Duy Tân dừng tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp và đến năm 2018 dừng tuyển sinh hệ cao đẳng.  

Đến nay, Đại học Duy Tân đã tổ chức đào tạo 10 chuyên ngành trình độ Tiến sĩ, 16 chuyên ngành trình độ Thạc sỹ và 52 ngành trình độ Đại học với hơn 100 chuyên ngành. Nhà trường còn đào tạo 13 chương trình tiên tiến chuyển giao từ các đại học uy tín của Hoa Kỳ, chương trình tài năng, chương trình du học tại chỗ, văn bằng đại học do các trường đại học Hoa Kỳ cấp; tổ chức đào tạo hệ liên thông và 7 ngành hệ đào tạo từ xa. Nhà trường đã hợp tác chuyển giao công nghệ đào tạo, đào tạo đội ngũ giảng viên với các đại học uy tín tại Hoa Kỳ.  

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục đại học công và khối các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập là bình đẳng.  Trường Đại học Duy Tân trở thành Đại học Duy Tân là một sự lựa chọn mô hình tổ chức và quản trị, cũng là một mô hình phát triển chứng tỏ độ chín và nhu cầu phát triển mới từ bên trong. Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đạo tạo ủng hộ sự lựa chọn mô hình phát triển này bằng cách đã ủng hộ làm các thủ tục để chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân.  

Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơm mong rằng, Đại học Duy Tân phải lấy chất lượng đặt lên hàng đầu, lấy uy tín làm ý nghĩa sống còn, gia tăng sự thuyết phục và sự tin tưởng từ xã hội, hướng tới đảm bảo sự phát triển bền vững: “Mong lãnh đạo Nhà trường chú ý tới việc phát triển đội ngũ các giảng viên, các nhà khoa học, vừa giỏi chuyên môn, trách nhiệm xã hội, trong sáng, liêm chính trong học thuật và là hình mẫu con người thời đại mới cho học sinh noi theo. Tinh thần của người anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Lê Công Cơ (nhà sáng lập Trường Đại học Duy Tân) đang dẫn dắt nhà trường cần trở thành tinh thần chung của cả tập thể đơn vị. Nhà trường cần tăng cường chăm lo và hỗ trợ cho người học, tạo sự gắn bó của người học với nhà trường, thông qua những gì tốt đẹp mà người học cảm nhận về nhà trường để thấy cái tốt đẹp của con người, xã hội và đất nước ta. Làm được như vậy, ý nghĩa của tinh thần Duy Tân sẽ tỏa sáng trong thời đại mới”.

Bài liên quan
Hơn 10 trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025
Dù tuyển sinh đại học năm nay chưa kết thúc, việc xét tuyển bổ sung ở một số trường vẫn diễn ra song, nhiều cơ sở đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất