Quan hệ Mỹ - Trung ra sao trong năm 2024?

31/12/2023, 10:21

Trong năm 2024, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục còn nhiều sóng gió dù có những dấu hiệu xuống thang giữ hai bên vào cuối năm 2023.

Quan hệ Mỹ và Trung Quốc đã trải qua nhiều diễn biến căng thẳng trong năm qua, bao gồm việc Washington bắn hạ khinh khí cầu Bắc Kinh hay cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực chất bán dẫn giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, vào tháng 11/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp chính thức. Trong đó, hai nhà lãnh đạo đều cho thấy thiện chí muốn cả thiện mối quan hệ vốn đang xấu đi giữa hai quốc gia. 

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng quan hệ Mỹ - Trung trong năm 2024 dự kiến sẽ còn nhiều sóng gió, từ vấn đề Đài Loan tới cuộc chiến thương mại vẫn đang tiếp diễn. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)

Vấn đề Đài Loan

Ngày 13/1 tới, Đài Loan sẽ bầu lãnh đạo và cơ quan lập pháp, một động thái sẽ vấp phải sự phản đối từ Trung Quốc. Đài Loan là thuộc lãnh thổ Trung Quốc, do đó việc Đài Loan tổ chức các cuộc bầu cử lãnh đạo khiến căng thẳng leo thang. Năm 1996, Trung Quốc đã tổ chức tập trận quan sự và thử nghiệm tên lửa xung quanh khu vực eo biển Đài Loan trước cuộc bỏ phiếu. Động thái của Bắc Kinh khi ấy đã buộc Mỹ điều lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay đến khu vực.

Lần này, Bắc Kinh tiếp tục tăng cường áp lực quân sự và chính trị, coi cuộc bầu cử là sự lựa chọn giữa “hòa bình và chiến tranh”, gọi đảng cầm quyền ở Đài Loan là những kẻ ly khai nguy hiểm và kêu gọi người dân đưa ra “lựa chọn đúng đắn”.

Khả năng ông Trump tái đắc cử?

Trong năm 2024, Mỹ cũng sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống mới. Người sẽ trở thành nhà lãnh đạo Mỹ trong 4 năm tới sẽ tác động rất lớn tới mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Một trong những ứng viên được cho là tiềm năng nhất cho vị trí Tổng thống Mỹ năm 2024 được cho là cựu Tổng thống Donald Trump. 

Nếu ông Trump tái đắc cử, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ còn xấu hơn so với những gì đã xảy ra trong năm 2023. Bà Yun Sun, giám đốc Trung tâm Stimson ở Washington, nhận xét: “Khi Trung Quốc nghĩ về cuộc bầu cử vào năm tới, việc ông Trump trở lại nắm quyền là viễn cảnh tồi tệ nhất với họ”.

Mối quan hệ Mỹ - Trung vốn căng thẳng dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama đã chuyển hướng sang một cuộc chiến thương mại toàn diện dưới thời người kế nhiệm ông - cựu Tổng thống Donald Trump. Cũng trong thời gian này, ông Trump đã đưa ra những cáo buộc liên tục nhằm vào Trung Quốc về nguồn gốc của COVID-19. Mối quan hệ giữa 2 bên cũng xấu đi từ những căng thẳng trong vấn đề Đài Loan.

Tuy nhiên, theo Reuters, việc ông Trump trở lại nắm quyền ở Nhà Trắng cũng có thể đem lại một lợi ích địa chính trị cho Trung Quốc. Trong đó, nhiều chuyên gia dự đoán nếu tái đắc cử, ông Trump có thể đưa Mỹ rút khỏi một số liên minh quan trọng. Điều đó sẽ có lợi với Trung Quốc. 

Cạnh tranh về chất bán dẫn

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm ngăn các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ chất bán dẫn tiên tiến nhất dự kiến sẽ gia tăng trong năm 2024. 

Trước đó, hồi tháng 10/2023, Mỹ đã thắt chặt các hạn chế hiện có, bao gồm tạm dừng bổ sung các chip cao cấp và chặn các lỗ hổng trong việc xuất khẩu. Theo đó, Mỹ được cho là sẽ tiếp tục cập nhật các biện pháp này trong năm 2024. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo từng nói rằng Washington sẽ cập nhật biện pháp bảo vệ công nghệ chất bán dẫn của nước này ít nhất "một năm một lần". 

Cạnh tranh về chất bán dẫn đang là lĩnh vực nổi bật trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc. (Ảnh: ABC News)

Cạnh tranh về chất bán dẫn đang là lĩnh vực nổi bật trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc. (Ảnh: ABC News) 

Trong bố cảnh này, Bắc Kinh đang tìm cách ngăn chặn tác động từ các lệnh hạn chế. Việc trả đũa các doanh nghiệp Mỹ không phải ưu tiên hàng đầu vì điều này có thể làm mất đi nguồn vốn nước ngoài mà Bắc Kinh cần trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Một đòn bẩy mà Bắc Kinh có là vị thế thống trị của mình với tư cách là nhà cung cấp kim loại đất hiếm cần thiết cho sản xuất chip. Vào tháng 7/2023, Trung Quốc đã công bố hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm gali và gecmani.

Để thắt chặt các hoạt động kiểm soát này, Chính quyền Tổng thống Biden đã thành lập một đội đặc nhiệm vào năm 2023 để chống lại những nỗ lực chiếm đoạt trái phép công nghệ nhạy cảm của Mỹ. 

Trợ lý Bộ trưởng Thương mại phụ trách Thực thi Xuất khẩu Mỹ Matthew S. Axelrod cho biết các cuộc điều tra vi phạm liên quan đến xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc đang được tiến hành. Đồng thời, ông Axelrod dự đoán Mỹ sẽ có thêm các biện pháp thắt chặt kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn cho Trung Quốc vào năm 2024. 

Kông Anh(Nguồn: Reuters)

Bài liên quan
Vì sao chip lại trở thành 'cuộc đua vũ trang' mới trên toàn cầu?
Chip là linh kiện thiết yếu để hiểu và xử lý những khối dữ liệu khổng lồ, tầm quan trọng có thể sánh ngang với dầu mỏ và trở thành huyết mạch của nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cơn địa chấn toàn cầu
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, đồng thời cổ vũ, thúc đẩy và mở ra một thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tại châu Phi, Châu Mỹ La tinh.
Mới nhất