Ở cuối phía bắc của khuôn viên Đại học Bang Louisiana (LSU), Mỹ có hai gò cỏ mọc theo độ dốc thoải đến độ cao khoảng 6 m. Các gò đất này chỉ là hai trong số hơn 800 gò đất tương tự do con người tạo ra ở Louisiana, do người Mỹ bản địa xây dựng. Thế nhưng một nghiên cứu mới đã xác định được độ tuổi của những cấu trúc cổ xưa này, có thể là lâu đời nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu đã lấy lõi trầm tích từ mỗi gò đất để xác định tuổi của chúng. Trong những lõi này, các nhà nghiên cứu tìm thấy các lớp đất sét và tro từ cây sậy và cây mía bị đốt cháy, cũng như các mảnh xương động vật cực nhỏ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các gò đất này được xây dựng lên và được sử dụng cho các mục đích tôn giáo hoặc nghi lễ.
Hai gò bồng đảo không bằng tuổi nhau. Gò B, nằm ở phía nam của Gò A, là lâu nhất trong số hai gò đất. Sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, đo lường lượng đồng vị phóng xạ cacbon -14 đã bị phân hủy trong chất hữu cơ, các nhà nghiên cứu xác định rằng Gò B là 11.000 năm tuổi, trong khi Gò A khoảng 7.500 năm tuổi.
Phát hiện này cho thấy cả hai gò đất đều lâu đời hơn kim tự tháp Ai Cập cổ đại. Kim tự tháp lâu đời nhất, Kim tự tháp bậc thang của Djoser, được xây dựng tại Saqqara khoảng 4.700 năm trước.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một đặc điểm nổi bật của các gò đất - chúng chỉ thẳng hàng 8,5 độ về phía đông bắc, đó là nơi mà ngôi sao khổng lồ màu đỏ Arcturus đã mọc cách đây vài nghìn năm, theo các nhà thiên văn học của LSU.